TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
77
chi phí trong sản xuất cho nông hộ, thúc đẩy nông
hộ tiếp cận nhiều hơn với nhà máy. Trong kênh
phân phối này, phân đoạn mua bán mía nguyên
liệu, thương lái không còn là tác nhân trung gian
để trung chuyển sản phẩm và hưởng chênh lệch giá
mía từ nông hộ đến nhà máy của doanh nghiệp...
Thay vào đó, họ sẽ trở thành tác nhân cung cấp dịch
vụ vận chuyển (bởi ưu thế đã có sẵn các phương
tiện trong hoạt động kinh doanh) và cần có các cơ
chế để gom các thương lái này lại để họ có thể hỗ
trợ tích cực và đóng góp nhiều hơn cho hoạt động
của chuỗi giá trị...
Hai là,
phát triển thị trường mía đường tăng
trưởng ổn định bền vững
Trước những khó khăn và thách thức từ thị
trường, các doanh nghiệp mía đường cần có những
chiến lược phát triển của mình cùng với giải pháp
“đi tắt đón đầu” để tận dụng những cơ hội và đối
mặt với những thách thức. Các chiến lược được đề
xuất dựa trên những phân tích về cơ hội, thách thức
và điểmmạnh, điểm yếu trong hoạt động của doanh
nghiệp mía đường ĐBSCL. Trong đó, cần tập trung
vào các chiến lược như: mở rộng thị trường, nâng
cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; cải tiến và
đổi mới công nghệ sản xuất; liên doanh, liên kết, để
hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về giá.
Ba là,
nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng mía
tại ĐBSCL
Trước hết, cần nâng cao chất lượng giống mía.
Giống mía là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định đến năng suất mía, chi phí trồng trọt và
hiệu quả sản xuất của nông hộ. Việc lựa chọn giống
mía phải phù hợp với thổ nhưỡng đất đai của một
vùng sinh thái, phù hợp với vùng sản xuất ĐBSCL
để có năng suất cao, phẩm chất tốt (chữ đường cao)
và thích hợp với những điều kiện sản xuất và chế
biến... Các công ty đường cần chủ động bố trí kinh
phí hỗ trợ cho việc du nhập và nhân giống mới, xây
dựng hệ thống nhân để cung cấp giống cho trồng
mới hàng năm, cũng như có chính sách khuyến khích
người trồng mía. Các câu lạc bộ sản xuất kết hợp với
bộ phận khuyến nông/phòng nông vụ tư vấn và hỗ
trợ cho nông hộ nên thay đổi thói quen canh tác, sử
dụng giống mía rõ nguồn gốc, hạn chế lưu gốc qua
nhiều vụ. Áp dụng đồng bộ các giải pháp để đầu tư
thâm canh tạo nên các vùng mía tập trung có năng
suất, chất lượng cao, giảm giá thành sản xuất nguyên
liệu, tăng hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh
của sản phẩm đường; Tăng cường áp dụng cơ giới
hóa trong sản xuất mía, để nâng cao năng suất và
giảm áp lực về thiếu nhân công lao động.
Đồng thời, thực hiện giải pháp liên kết với hộ
Kết quả thực hiện
Thông qua phân tích kết quả thực hiện thị trường
mía đường ĐBSCL cho thấy: (1) Các kênh phân phối
mía đường được tổ chức khá hiệu quả và cung cấp
các dịch vụ tiện ích cho người tiêu dùng cuối cùng:
Đáp ứng về chủng loại và chất lượng, về bao bì,
đóng gói, về phân loại sản phẩm... Phân đoạn mua
bán mía, có ba tác nhân chính tham gia vào hoạt
động này là nông hộ, thương lái và nhà máy, trong
khi đó phân đoạn bán đường, có hai tác nhân chính
tham gia vào hoạt động này là bán buôn và bán lẻ;
(2) Các tác nhân tham gia vào thị trường mía
đường ĐBSCL có các chi phí marketing khác nhau
dựa trên quy mô hoạt động và mức độ chi tiêu cho
chi phí marketing trong hoạt động kinh doanh của
từng tác nhân cụ thể, nhà bán lẻ là đối tượng tạo
ra giá trị gia tăng thấp so với nông hộ và nhà máy,
nhưng có tỷ số lợi nhuận trên giá trị gia tăng (NPr/
VA) cao nhất. Trong khi đó, thương lái và nhà bán
buôn tạo ra giá trị gia tăng không nhiều nhưng lại có
tỷ số NPr/VA tương đối cao hơn nhà máy và nông
hộ trồng mía. Đồng thời, trong tất cả các tác nhân thì
nông hộ là người sản xuất có hiệu quả kinh tế, với 1
đồng chi phí trung gian bỏ ra họ thu được 0,65 đồng
lợi nhuận, kế đến là người bán lẻ (với 01 đồng chi
phí trung gian bỏ ra họ thu về 0,1 đồng lợi nhuận).
Tuy nhiên, nông hộ chỉ quay được một lần đồng
vốn trong 01 năm. Trong khi, các tác nhân khác có
số vòng quay vốn lớn hơn nhiều lần, sản lượng giao
dịch lớn, các tác nhân thương mại là đối tượng hoạt
động hiệu quả hơn so với nông hộ.
(3) Kết quả tổng hợp chi phí marketing và lợi
nhuận cho thấy, hộ nông dân có tỷ suất lợi nhuận
trên giá bán cao nhất, kế tiếp là bán lẻ và thấp nhất
là thương lái. Điều này cho thấy, sự phân phối lợi
nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi là chưa hiệu
quả, cần phải có sự điều chỉnh hợp lý nhằm phát
huy hiệu quả và duy trì sự bền vững của ngành mía
đường ĐBSCL.
Đề xuất các giải pháp
Qua kết quả nghiên cứu, theo chúng tôi, để
ngành Mía đường ĐBSCL phát triển bền vững thì
cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là,
tái cấu trúc hệ thống phân phối mía
đường ĐBSCL
Kênh phân phối hiện tại của thị trường mía
đường ĐBSCL không có quá nhiều tác nhân, tuy
nhiên khâu trung gian đã làm tốn chi phí và không
kích thích được sự sản xuất mía theo chất lượng
bởi thói quen mua mía “xô” của thương lái. Trong
tương lai, cần có một kênh phân phối mới để giảm