TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 74

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
nhiên phân tầng theo địa bàn khảo sát, theo tiêu chí
diện tích trồng mía đối với 308 nông hộ trồng mía
tại địa bàn nghiên cứu (huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang; huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng;
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh).
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân
tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích SCP
để phân tích cấu trúc, sự vận hành và kết quả thực
hiện thị trường mía đường ĐBSCL.
Kết quả và thảo luận
Cấu trúc của thị trường mía đường
Kết quả phân tích cấu trúc thị trường mía đường
ĐBSCL cho thấy:
(1) Dựa trên các khía cạnh nổi bật của cấu trúc
thị trường, đã có sự cạnh tranh trong thị trường
mía đường, tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp không quá khốc liệt và gay gắt. Đối với
thương lái mía và nhà bán buôn ĐBSCL, thị phần
của họ thấp và mức độ canh tranh cao. Đối với các
đối thủ cạnh tranh: Tập trung thị phần không nằm
trong một doanh nghiệp mía đường nào; Thương
nhân dễ dàng tiếp cận thông tin.
(2) Vấn đề tiếp cận thông tin thị trường phản ánh
khả năng nắm bắt các vấn đề xảy ra và sự phản ứng
của tác nhân đối với thông tin nhận được. Thương
nhân dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường, doanh
nghiệp (nhà máy đường) là nguồn thông tin quan
trọng đối với nông hộ và thương lái.
(3) Kênh phân phối trong cấu trúc thị trường mía
đường ĐBSCL (từ nông hộ đến người tiêu dùng cuối
cùng) khá đơn giản, và cho thấy thương lái chuyển
tải lưu lượng lớn sản phẩm của toàn kênh.
Sự vận hành thị trường mía đường
Kết quả nghiên cứu, cho thấy:
(1) Các tác nhân thương mại chủ yếu tạo nên hệ
thống hoạt động trong các kênh thị trường là thương
lái, bán buôn và bán lẻ.
(2) Hoạt động vận chuyển của thương lái mía
thường di chuyển bằng ghe do địa hình ở ĐBSCL
có hệ thống sông ngòi lớn, di chuyển bằng ghe cũng
thuận tiện trong quá trình thu mua cũng như bốc dỡ
mía lên và xuống trong hoạt động. Cũng có một số
thương lái đầu tư cả xe tải để vận chuyển đi nhanh
và xa hơn. Ngoài ra, một số thương lái không có
đủ vốn để đầu tư cho phương tiện vận tải thì lựa
chọn phương án thuê dịch vụ vận chuyển từ các đối
tượng khác. Đây cũng là một trong những phương
thức phổ biến của thương lái mua bán mía vùng
ĐBSCL.
(3) Công tác bảo quản vẫn chưa có sự đột phá
nào, thương lái chủ yếu vận chuyển sản phẩm tự
nhiên và chịu thất thoát, xem đây là một chi phí tổn
thất phải chịu trong quá trình hoạt động của mình.
Ở phân đoạn mua bán đường thì các sản phẩm cần
phải được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng
mát, vệ sinh, tránh ánh nắng, nhằm tránh thất thoát
do độ ẩm cao hay các tác động về nhiệt độ. Những
nhà bán buôn có sản lượng kinh doanh lớn thường
đầu tư các nhà kho chứa lớn để tồn trữ và bảo quản
các sản phẩm đường.
(4) Phần lớn thương lái ký hợp đồng bán mía
nguyên liệu cho các nhà máy mong muốn được đảm
bảo đầu ra và hưởng “hoa hồng” nếu đạt sản lượng
đã đăng ký trong hợp đồng.
(5) Về quan hệ tài chính của các tác nhân trong
kinh doanh, thương lái mua mía thường thực hiện
hình thức thanh toán là đặt cọc trước một phần, sau
khi thu hoạch mía thì sẽ trả hết số tiền còn lại. Bên
cạnh đó, hình thức trả tiền mặt ngay sau khi mua
mía cũng được đa số thương lái thực hiện khi mua
sản phẩm đầu vào. Ngoài ra, một số thương lái còn
ứng trước toàn bộ tiền cho nông hộ sản xuất, khi đến
vụ thu hoạch họ sẽ đến thu hoạch sản lượng mía. Ở
đầu ra, hình thức thanh toán được sử dụng chủ yếu
là nhận tiền mặt ngay sau khi giao sản phẩm.
HÌNH 1: MÔ HÌNH S-C-P
Nguồn: Đề xuất của tác giả
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...90
Powered by FlippingBook