TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
43
Kết luận và hàm ý chính sách từ nghiên cứu
Từ kết quả ước lượng mô hình trong Bảng 1
và Bảng 2 cho thấy, hệ số NFA có ý nghĩa thống
kê ở mức 1% tại Việt Nam và Singapore, 5% tại
Philippines. Riêng tại 2 nước Malaysia và Thái Lan,
hệ số NFA không có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy
-0,00253 tại Việt Nam cho thấy, NFA có tương quan
âm đến CA. Điều này nói lên rằng, khi các yếu tố
khác không đổi, thì NFA tăng 1 đơn vị dẫn đến CA
giảm đi 0,00253 đơn vị. Tại Singapore và Philippines
cũng tìm thấy kết quả tương quan tương tự với hệ
số ước lượng lần lượt là -0.004622, -0.127743. Tác
động ngược chiều của NFA đến CA có thể được giải
thích rằng, nền kinh tế với tài sản nước ngoài ròng
ban đầu cao thì đã có khả năng làm cho tài khoản
vãng lai thâm hụt trong thời gian dài vì có NFA ban
đầu cao làm hạn chế các khoản thu nhập đầu tư
ròng từ nước ngoài vào trong nước.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu tại
2 nước Singapore và Philippines của Lucun Yang
(2011) phân tích thực nghiệm các yếu tố quyết
định tài khoản vãng lai trong nền kinh tế mới nổi
ở châu Á. Bên cạnh đó, mối tương quan âm giữa
NFA với CA thì không phù hợp với nghiên cứu
trước đây của Chinn và Prasad (2003) điều tra các
yếu tố vĩ mô quyết định trong trung hạn của tài
khoản vãng lai tại 18 nước công nhiệp và 71 nước
đang phát triển giai đoạn từ 1971 – 1995 cho rằng
NFA có tương quan dương với tài khoản vãng lai.
Độ mở thương mại OPEN tác động dương
đến CA tại Việt Nam với mức ý nghĩa thống kê
1% nhưng OPEN lại có tác động âm đến CA tại
Singapore với mức ý nghĩa 5% (riêng với 3 nước
Malaysia, Philippines, Thái Lan tác động của
OPEN đến CA không có ý nghĩa thống kê). Kết
quả tương quan dương tại Việt Nam có hệ số là
0.008693, nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi,
OPEN tăng lên 1 đơn vị thì CA sẽ tăng lên 0,008693
đơn vị. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của Chinn và Hiro Ito (2005) sử
dụng mô hình kiểm soát các yếu tố
liên quan đến phát triển thể chế. Kết
quả thực nghiệm cho thấy, lập luận các
thị trường tài chính càng phát triển thì
quốc gia đó càng ít tiết kiệm là không
phù hợp mà mối quan hệ này chỉ
đúng với các nước có hệ thống pháp
lý phát triển và độ mở tài chính cao.
Edwards và Ostry (1990), Goldfajn và
Valdes (1999) cho rằng, một hệ thống
thương mại tự do hơn với những hạn
chế thương mại ít hơn có thể dẫn đến
giá trong nước thấp hơn và tỷ giá hối đoái thực tế
giảm thì cũng cải thiện số dư tài khoản vãng lai.
Trái lại, tại Singapore, OPEN có tác động âm đến
CA một lượng là -0.084093. Mối quan hệ này phù
hợp với nghiên cứu của Chinn và Prasad (2003) khi
cho rằng tác động tiêu cực đến tài khoản vãng lai
tại những nước đang phát triển. Nghiên cứu này
chỉ ra, độ mở cửa thương mại càng cao thì chính
sách tự do hóa thương mại càng lớn có thể làm
giảm số dư tài khoản vãng lai do tự do hóa thương
mại làm cho nền kinh tế sẽ trở nên hấp dẫn đối với
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tỷ giá thực đa phương REER có tác động đồng
biến lên CA tại Việt Nam ở mức ý nghĩa 1% và tại
Singapore, REER có tác động nghịch biến đến CA
với mức ý nghĩa 5%. Đối với các nước còn lại, trong
nghiên cứu thì mối quan hệ của REER và CA không
có ý nghĩa thống kê. Kết quả tại Việt Nam là phù
hợp về mặt lý thuyết, khi tỷ giá thực tăng đồng nội
tệ giảm, hàng hóa nước ngoài sẽ đắt hơn tương đối
so với hàng hóa trong nước làm nhập khẩu giảm,
xuất khẩu tăng từ đó cán cân thương mại được cải
thiện dẫn đến tài khoản vãng lai sẽ được cải thiện.
Tại Singapore tác động nghịch biến đến CA một
lượng -1.021769. Mối tương quan này giống với
nghiên cứu của Jawaid và Raza (2013) điều tra các
yếu tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở
Pakistan cho thấy, tỷ giá thực có mối quan hệ cùng
chiều với thâm hụt tài khoản vãng lai; Kwalingana
và Nkuma (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động
đến sự mất cân bằng tài khoản vãng lai ở Malawi
cho thấy, tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều với
thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thu nhập tương đối REL_y có tác động nghịch
biên đến CA tại Việt Nam, Philippines ở mức
ý nghĩa 1% và tác động đồng biến tại Malaysia,
Singapore ở mức ý nghĩa 5%, trường hợp tại
Thái Lan không có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi
BẢNG 2: TỔNG HỢP HỆ SỐ ƯỚC LƯỢNGMÔ HÌNHVECMTẠI CÁC NƯỚC NGHIÊN CỨU
Các nước
Hệ số ước lượng
NFA
OPEN
REER
REL_y
Malaysia
6.189621
[11.0899]
1.124006 [
2.21908]
-14.55568
[-3.21836]
0.009935
[6.34029]***
Philippines
-0.004622
[-0.22322]**
0.097658
[0.96668]
0.478115
[2.78887]
-0.001440
[- 2.24296]***
Singapore
-0.127743 [
-17.0520]***
-0.084093
[-7.92715]**
-1.021769
[-27.6274]* *
4.08E-05
[5.76965]***
Thái Lan
-0.602598
[- 2.12076]
-6.456750 [
-6.70572]
7.369279
[1.15265]
16.44036
[3.07282]
Ghi chú: ***, ** và * tương ứng các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả