TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 50

50
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
vướng mắc của mỗi mô hình làm căn cứ thực tiễn để
đề xuất giải pháp tích tụ và tập trung ruộng đất hiệu
quả, khả thi, vừa bảo vệ được quyền lợi của nông
dân, vừa tạo được sự an tâm của DN trong đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định hiện
hành về đất đai, bao gồm cả luật pháp đến các vấn
đề về cơ chế, chính sách theo hướng hỗ trợ, tạo
thuận lợi cho các DN tiếp cận đất đai sản xuất nông
nghiệp; Áp dụng chế độ miễn giảm và thời hạn
thanh toán tiền thuê đất linh hoạt, phù hợp với nhu
cầu sử dụng của DN; Cho phép các DN được phép
thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng
và huy động vốn cho sản xuất - kinh doanh.
Các bộ, ngành và chính quyền địa phương các
cấp cũng cần chú trọng rà soát, đơn giản hóa thủ
tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông nhất là trong thu hút đầu tư, đăng ký
kinh doanh nhằm xây dựng môi trường đầu tư,
kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho DN nói
chung, DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
nói riêng, qua đó, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu
quả, sức cạnh tranh của DN. Điển hình như:
- Đôn đốc các cơ quan trực thuộc nghiêm túc
thực hiện quy định về đất đai, xây dựng môi trường,
đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành
chính liên quan tạo thuận lợi cho DN.
- Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những cơ
chế, chính sách pháp luật để huy động và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn; Đề xuất các biện pháp cụ
thể hỗ trợ DN nông nghiệp tiếp cận và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ
quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà
nước để thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Được biết, nhằm hỗ trợ phát
triển DN nông nghiệp, thu hút đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, năm 2013, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách
khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn. Tuy nhiên đến nay, sau gần 4 năm triển khai
Nghị định 210/2013/NĐ-CP, hoạt động đầu tư
vào nông nghiệp vẫn chưa đạt được kết quả như
kỳ vọng. Vì vậy, cần tiếp tục có những chính sách
khuyến khích đầu tư mạnh mẽ để thu hút các DN,
đối tác chiến lược mạnh về tài chính, có thị trường
ổn định, có công nghệ hiện đại để gia tăng giá trị
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đối với doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng
Với DN, nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn cần có chiến lược kinh doanh lâu dài,
đúng cam kết, đúng tiến độ, thực tâm hình thành
mối quan hệ bình đẳng, cùng thắng với nông dân
và các bên trong chuỗi giá trị sản xuất (nhà đầu tư,
nhà nước và người dân); Tập trung đầu tư các dự
án sản xuất theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến chế
biến, tiêu thụ sản phẩm; Có trách nhiệm bảo vệ môi
trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, bảo
đảm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
DN cũng cần thay đổi tư duy từ sản xuất theo
khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường,
đặc biệt là công tác dự báo, định hướng thị trường
hiệu quả để ngành Nông nghiệp có thể sản xuất
những sản phẩm phù hợp với lợi thế đất nước,
cũng như góp phần xây dựng thương hiệu DN,
thương hiệu quốc gia vững mạnh. Điều này đòi
hỏi các DN phải phát triển theo hướng gắn với
hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến chế
biến đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng cách đồng
mẫu lớn; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông
nghiệp trên thị trường thế giới.
Thời gian gần đây, nông nghiệp công nghệ cao
đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều DN, tuy
nhiên, muốn làm nên một cuộc cách mạng ứng dụng
công nghệ cao trong nông nghiệp và nâng cao chuỗi
giá trị nông sản cũng như phát triển mạnh mẽ các
DN nông nghiệp Việt Nam, yếu tố tiên quyết là phải
có thế hệ doanh nhân yêu nước, có đủ tiềm lực tài
chính, biết hoạch định cho mình một con đường đi rõ
ràng, riêng biệt, biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích
quốc gia, không được tối ưu hóa lợi nhuận mà phải
hợp lý hóa lợi ích (đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà
nước, lợi ích của DN, lợi ích của nhân dân). Đặc biệt,
để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp công
nghệ cao bài bản và bền vững, bản lĩnh của chính
DN vẫn là chưa đủ, mà quan trọng hơn là, cần có
sự liên kết chặt chẽ, sự vào cuộc đồng bộ của 5 nhà:
Nhà nước, nhà nông dân, nhà khoa học, nhà DN và
nhà băng.
Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng cần có chính
sách tín dụng hỗ trợ hợp lý. Sự hỗ trợ tín dụng phải
được xem là sự chia sẻ rủi ro trong trường hợp
không thành công; trái lại, nếu dầu tư sản xuất kinh
doanh thành công, DN cần bồi hoàn (một phần hoặc
đầy đủ) sự hỗ trợ đó...
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 210/2013/NĐ-CP về thu hút đầu tư vào nông nghiệp;
2. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ;
3. Quyết định 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết
30/NQ-CP ngày 7/3/2017.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...86
Powered by FlippingBook