44
KINH TẾ QUỐC TẾ
các yếu tố khác không đổi, nếu REL_y tăng 1
đơn vị thì CA tại Việt Nam giảm 0.005806 đơn
vị, Philippines giảm 0.001440 đơn vị. Mối quan
hệ nghịch biến của REL_y và CA tại Việt Nam,
Philippines tương đối phù hợp theo lý thuyết về
tiêu dùng khi thu nhập bình quân của người dân
tăng lên thì mức sống được cải thiện, đời sống trở
nên tốt hơn người dân có nhu cầu càng cao hơn
hay nói cách khác có xu hướng thích dùng hàng
hóa nhập khẩu hơn vì chất lượng tốt hơn hàng
hóa trong nước. Điều này dẫn đến nhập khẩu
tăng xuất khẩu giảm, cán cân thương mại giảm
kéo theo tài khoản vãng lai sẽ có xu hướng xấu đi.
Ngược lại, mối quan hệ đồng biến của REL_y
và Ca tại Malaysia, Singapore giống với nghiên
cứu của Debelle and Faruqee (1996) khi cho rằng,
ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nơi mức
thu nhập tương đối thấp, nền kinh tế sẽ có thâm
hụt tài khoản vãng lai vì nó thường nhập vốn do
yêu cầu tài chính bên ngoài đến giai đoạn sau của
quá trình phát triển với thu nhập tương đối cao,
nền kinh tế bình thường điều hành thặng dư tài
khoản vãng lai để trả các khoản nợ bên ngoài tích
lũy trước đó và còn xuất vốn vào nền kinh tế kém
phát triển.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra một số
hàm ý nhằm giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng
lai được tốt hơn, những giải pháp này chú trọng
tập trung chủ yếu vào kết quả thu được đối với
Việt Nam. Cụ thể như sau:
Thứ nhất,
dựa theo kết quả nghiên cứu cho thấy
tài sản nước ngoài ròng càng lớn sẽ làm cho tài
khoản vãng lai càng thâm hụt. Tài sản nước ngoài
tăng tức là dòng vốn từ bên ngoài vào ngày càng
nhiều khiến cho lãi suất thực tăng, khi đó nội tệ
sẽ tăng giá ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu làm tài
khoản vãng lai xấu đi. Vì thế, Chính phủ cần có
chính sách quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư vào
và ra một cách hợp lý, nên hướng nguồn vốn vào
trong nước đúng khu vực sản xuất của nền kinh tế,
kèm theo đó chú trọng lựa chọn các dự án đầu tư
để tận dụng được tối đa khả năng chuyển giao công
nghệ, áp dụng những công nghệ tiên tiến tăng khả
năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, thúc
đẩy năng lực sản xuất của toàn nền kinh tế. Cách
này có thể giúp hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy
xuất khẩu nhằm giúp cải thiện cán cân vãng lai.
Thứ hai,
kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ giá
thực đa phương tác động tích cực đến tài khoản
vãng lai, vì khi tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm
giá, giúp gia tăng xuất khẩu tức là phá giá đồng
nội tệ sẽ có lợi khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên,
không nên lạm dụng việc phá giá đồng nội tệ, vì
khi đồng nội tệ giảm giá quá mức sẽ dẫn đến lạm
phát cao làm mất ổn định trong nền kinh tế. Bên
cạnh đó, tỷ giá VND/USD tăng theo thời gian làm
tăng chi phí trả nợ của Chính phủ do cơ cấu nợ
của Chính phủ hiện nay phụ thuộc lớn vào một
số đồng tiền trong đó có USD, trong khi đồng tiền
này lại luôn có xu hướng tăng so với VND. Việc
lựa chọn hướng thay đổi của tỷ giá cần cân nhắc
giữa lợi ích và chi phí phát sinh, đồng thời Ngân
hàng Nhà nước cần lựa chọn mục tiêu cho chính
sách tỷ giá trong mỗi thời kỳ, cần có những đo
lường cụ thể khi ra quyết định nhằm đảm bảo đạt
được lợi ích cao nhất cho nền kinh tế.
Thứ ba,
Chính phủ cần có những biện pháp,
chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất
trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
lòng tin cho người tiêu dùng nhằm khuyến khích
người dân dùng hàng Việt Nam chất lượng cao,
nâng cao giá trị hàng hóa trong nước. Hiện nay
đa số người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tâm
ý chuộng hàng ngoại, vì cho rằng chất lượng hàng
ngoại sẽ tốt hơn hàng hóa trong nước và sẵn sàng
chi trả cao hơn để mua những hàng hóa đó. Yếu
tố tâm lý này sẽ làm cho nhập khẩu tăng và làm
giảm giá trị xuất khẩu ròng, ảnh hưởng xấu đến
tài khoản vãng lai.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Ngọc Thơ và các tác giả, 2011. Tài chính quốc tế. NXB Tài chính;
2. Ang H.Y., Sek S.K., 2011. Empirical Investigation On The Determinant Of
Current Account Balance. International Jounral Of Advanced Computer
Science, Vol.1, No.4, 146 – 151;
3. Chinn,MenzieD. and Eswar S. Prasad, 2003.Medium-TermDeterminants
of CurrentAccounts in Industrial and Developing Countries: An Empirical
Exploration. Journalof International Economics, Vol. 59(1) (January),
pp. 47–76, Elsevier;
4. Chinn, M.D., 2005. Getting serious about the twin deficits. Council
Special Report 10, Council of Foreign Relations;
5. Chinn, M.D., Ito, H., 2008. A new measure of financial openness.
Journal of Comparative Policy Analysis 10 (3), 309–322.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ giá thực đa
phương tác động tích cực đến tài khoản vãng
lai, vì khi tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm giá,
gi p gia tăng xuất khẩu tức là phá giá đồng nội
tệ sẽ có lợi khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên,
không nên lạm dụng việc phá giá đồng nội tệ,
vì khi đồng nội tệ giảm giá quá mức sẽ dẫn đến
lạmphát cao làmmất ổn định trong nền kinh tế.