48
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần
Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Ba Huân,
mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao
trong nhà kính của Tập đoàn Việt Úc đầu tư tại Bạc
Liêu… và bước đầu đã khẳng định hiệu quả. Đặc
biệt, vài năm gần đây, số lượng DN đầu tư vào nông
nghiệp gia tăng, trong đó có nhiều DN, tập đoàn lớn
như: TH Truemilk, Dabaco, Vingroup, Hòa Phát…
Quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp từ sản
xuất nhỏ lẻ sang nền sản xuất hàng hóa tập trung
thời gian gần đây cũng đã ghi nhận nhiều kết quả
quan trọng. Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp
như sữa, thủy sản, chăn nuôi đã “tiệm cận” công
nghệ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, số
lượng DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn hiện còn rất khiêm tốn. Tính chung cả nước chỉ
có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có nhiều nhưng
tựu chung là do những nội dung cốt yếu sau:
Thứ nhất,
chủ trương tích tụ ruộng đất và chính
sách dồn điền đổi thửa, tạo lập một thị trường
chuyển nhượng đất đai khi triển khai còn lúng túng,
nhiều vấn đề chưa rõ và chưa được hướng dẫn cụ
thể. Vì vậy, DN không có diện tích đất đủ lớn để
đầu tư sản xuất - kinh doanh. Khảo sát cho thấy,
những DN đầu tư vào nông nghiệp thành công chủ
yếu là những DN hợp tác, khai thác sử dụng đất
của các nông, lâm trường quốc doanh. Trong thời
gian qua, đã xuất hiện một số cách làm trong việc
tích tụ ruộng đất cho DN đầu tư như: DN chủ động
đàm phán, ký kết hợp đồng hợp tác với từng hộ
nông dân; chính quyền địa phương đứng ra thay
mặt các hộ nông dân ký hợp đồng với DN; người
dân góp cổ phần vào DN bằng quyền sử dụng đất
hay hình thức hợp đồng 3 bên (DN, chính quyền địa
Thực tế phát triển
doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam
Nghiên cứu đầu năm 2017 của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, cả nước
hiện có khoảng 4.500 doanh nghiệp (DN) đang hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ tương đối
ít và chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực này cũng tương đối hạn chế, chỉ chiếm 2,9%
tổng số dự án FDI, chưa đến 1% tổng số vốn của FDI.
Thời gian qua, với chủ trương khuyến khích của
Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nhiều DN thuộc các thành phần kinh tế
đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như đầu tư
PHÁT TRIỂNDOANHNGHIỆPNÔNGNGHIỆP ỞVIỆT NAM
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, do năng suất, chất lượng và giá
trị gia tăng thấp, tăng trưởng trong ngành nông nghiệp Viêt Namnhững năm gần đây có xu hướng giảm,
nông nghiệp phát triển kém bền vững, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít và có
xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển
mạnhmẽ các loại h nh doanh nghiệp nông nghiệp, cần triển khai các giải pháp như: cụ thể hóa các chủ
trương, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài thành các nhiệm vụ cụ
thể, triển khai đến các địa phương.
Từ khóa: Doanh nghiệp nông nghiệp, nông lâm thủy sản, đầu tư tư nhân, môi trường kinh doanh
Vietnam has advantages in agricultural
development, therefore, development of
agriculture has been in concerns of the
enterprises. However, due to the low
productivity, quality and value added, growth
of Vietnam’s agricultural sector has been
on the downward trend in recent years, the
number of enterprises investing in agriculture
has been low and tended to decrease. In order
to attract investment in agriculture and
strongly develop various types of agricultural
enterprises, it is necessary to implement
solutions such as conducting policies and
incentives to attract private investments.
Key words: Agriculture enterprise, agriculture –
forestry - fishery, private investments, business
environment