TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
45
Trung Quốc trong một phân khúc của thị trường
được coi là “cánh cổng” dẫn tới công nghệ tài chính
ngân hàng duy trì hệ sinh thái (Louise, 2017).
2016 cũng là năm đánh dấu bước ngoặt quan
trọng của thanh toán di động tại Trung Quốc khi
việc sử dụng ví tiền điện tử hoạt động để thanh toán
tại các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị, nhà hàng và các
cửa hàng quần áo đã trở nên phổ biến. Tận dụng
lợi thế về số người sử dụng internet khổng lồ (731
triệu); trong đó 95% truy cập từ điện thoại di động,
thương mại điện tử và game trực tuyến đã bén rễ từ
lâu, công nghệ tài chính ngân hàng đã tìm thấy một
thị trường đầy hứa hẹn (Steven Millward, 2017).
Thành công của thanh toán qua mạng di động
ở Trung Quốc thể hiện rõ ràng nhất qua 3 lĩnh vực:
Thứ nhất,
thanh toán qua điện thoại di động: Mua
sắm trực tuyến được đẩy mạnh cùng với sự phát
triển của điện thoại thông minh. Điều tra tại Trung
Quốc cho thấy, có 95% người sử dụng internet
duyệt mạng bằng điện thoại di động. Alipay, dịch
vụ thanh toán của Alibaba đã nhanh chóng trở
thành sự lựa chọn cho ví tiền điện tử, tuy nhiên nó
cũng phải đối mặt với thách thức lớn khi Tencent
một công ty game và tin nhắn trình diện chức năng
thanh toán cho ứng dụng của điện thoại Wechat với
số người sử dụng lên tới 889 triệu tài khoản vào quý
IV/2016 (Statista, 2017).
Thứ hai,
ví tiền thông minh: Ví tiền thông minh là
sự cải tiến đặc biệt, khi ứng dụng trên điện thoại di
động có thể kết nối trực tuyến tới các giao dịch bán
lẻ trực tiếp. Mã vạch có dạng ma trận (QR code) đã
có mặt khắp nơi ở các cửa hàng bán lẻ hay quán ăn
sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc. Người sử dụng chỉ
đơn giản mở ứng dụng Wechat hay Alipay chụp QR
code và thanh toán hay là người bán hàng thu tiền
của khách hàng bằng việc chụp ma trận mã vạch của
khách hàng.
Công nghệ di động ở Trung Quốc:
Sự chuyển đổi của ngành công nghiệp thanh toán
Ở các nước phát triển, hầu hết người dân đều có
các tài khoản ngân hàng và việc sử dụng dịch vụ
ngân hàng trực tuyến để thanh toán cho hàng hoá
và dịch vụ đã trở nên rất thông dụng. Vì vậy, thanh
toán di động hay ví tiền điện tử khó có thể “chen
chân” vào một thị trường đã bão hoà. Tuy nhiên, ở
các quốc gia mà một phần không nhỏ dân cư không
có tài khoản ngân hàng trong khi các công ty viễn
thông lại phủ sóng rộng rãi như Trung Quốc thì
thanh toán qua điện thoại di động hay ví tiền điện
tử có cơ hội phát triển nhanh chóng.
Giá trị thanh toán qua điện thoại di động ở Trung
Quốc đã đạt 5,5 nghìn tỷ USD vào năm 2016, gấp 50
lần quy mô của thị trường Mỹ (doanh số 112 tỷ USD).
Điều này chứng tỏ vị thế của các công ty internet
KINHNGHIỆMPHÁT TRIỂN
DỊCHVỤTHANHTOÁNDI ĐỘNGỞTRUNGQUỐC
ThS. LÊ MAI HƯƠNG -
Đại học Kinh tế quốc dân
Ở các quốc giamàmột phần không nhỏ dân cư không có tài khoản ngân hàng trong khi các công ty viễn thông
lại phủ sóng rộng rãi th thanh toán qua điện thoại di động hay ví tiền điện tử có thể đóng vai trò quan trọng
trong thúc đẩy tiếp cận tài chính. Thanh toán di động sẽ là giải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Thông qua thành công củamô h nh phát triển thanh toán di động ở Trung Quốc, những giải pháp cho thị
trường thanh toán di động của Việt Namsẽ được đề xuất trong bài viết dưới đây.
Từ khoá: Mobile payment, tiếp cận tài chính, ví tiền điện tử, Trung Quốc
In countries that a large part of
the population is unbanked while
telecommunication companies (telecoms)
have covered most parts, mobile payment can
play an important role in promoting financial
inclusion. Therefore, mobile payment is one
of the solutions for lessening inequality by
allowing households to lift from poverty
and shifting from farming business to retail
business and contribute to economic growth.
The success of Chinese mobile payment model
where third party providers is introduced,
followed by the recommendations to enhance
mobile payments in Vietnam.
Keywords:Mobilepayment, financial inclusion, China
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...86
Powered by FlippingBook