TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
49
phương - người dân). Mỗi hình thức nêu trên đều có
những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề tiềm ẩn,
khó khăn khi có sự xung đột quyền lợi trong thực
hiện hợp đồng. Nguy cơ không thực hiện đúng hợp
đồng, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đến từ cả
hai phía (cả người dân và DN) luôn hiện hữu, trong
khi chế tài theo pháp luật về hợp đồng kinh tế lại
chưa thể xử lý triệt để, thỏa đáng để người dân có
thể yên tâm nhường quyền sử dụng đất cho DN và
DN cũng yên tâm khi đầu tư vào nông nghiệp.
Thứ hai,
mức hỗ trợ cho DN nông nghiệp còn
thấp, chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư cũng như chưa
bảo vệ được DN nông nghiệp Việt Nam trước sức
cạnh tranh của DN nước ngoài. Nông nghiệp là một
trong những ngành xuất siêu nhiều nhất, mang lại
giá trị nhiều nhất, song chính sách hỗ trợ lại hầu
như ít nhất. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế (OECD), mức hỗ trợ nông
nghiệp ở nước ta hiện nay chỉ chiếm 7%, chủ yếu
qua hệ thống khuyến nông và cắt giảm một số loại
phí, trong khi đó, ở một số nước khác như Nhật Bản,
Hàn Quốc có mức hỗ lên tới 55% - 60%.
Thứ ba,
DN, nhất là DN nhỏ và hộ nông dân vẫn
còn khó tiếp cận nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư.
Theo báo cáo của ngành Ngân hàng, đến cuối tháng
6/2016, tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn
ước đạt 886 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng
18% tổng dư nợ nền kinh tế; gói tín dụng 100.000 tỷ
đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao đến nay chỉ
đạt 26.000 tỷ đồng… Như vậy, tỷ lệ tín dụng cho
nông nghiệp ở nước ta còn thấp, trong khi dân số,
lực lượng lao động, nhu cầu, tiềm năng tài nguyên
thiên nhiên trong lĩnh vực này rất lớn.
Thứ tư,
thị trường nông nghiệp không ổn định.
Hiện nay, đại đa số hộ sản xuất, hợp tác xã, DN nông
nghiệp nhỏ và vừa chưa dám dầu tư lớn vào nông
nghiệp do chưa tham gia được vào các chuỗi giá trị
của những tập đoàn, DN lớn. Số liệu thống kê cho
thấy, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn
cầu Việt Nam hiện mới có khoảng 21%, trong khi
Thái Lan là 36%, Malaysia là 45%. Vì vậy, những rủi
ro về thị trường, sự phá vỡ hợp đồng giữa DN với
nông dân vẫn thường xuyên xảy ra, gây tâm lý sợ
hãi không dám đầu tư. Mối quan hệ hợp đồng giữa
nông dân và DN chưa đủ ràng buộc trách nhiệm;
Thứ năm,
chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa
được quan tâm phát triển đúng mức. Mức độ rủi ro
khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là rất
lớn, việc không có cơ chế bảo hiểm, ngân hàng sẽ
khó có thể thể mạo hiểm cho DN vay vốn đầu tư…
Giải pháp hỗ trợ, phát triển
doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
Đối với Nhà nước
Trong bối cảnh mới, khi các chính sách ưu tiên
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển và
thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn, Nhà nước cần thực hiện toàn diện các chủ
trương, giải pháp về hỗ trợ và phát triển DN đến
năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP ngày
16/5/2016 của Chính phủ. Đồng thời, cần có các giải
pháp về cơ chế, chính sách tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc hiện nay, thực thi các giải pháp hỗ trợ,
khuyến khích đủ mạnh và hiệu quả để thu hút DN
đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể như:
- Điều chỉnh, sửa đổi, ban hành chính sách ưu
tiên, khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển nông
nghiệp hiện đại cùng với các loại hình gia trại, trang
trại, hợp tác xã có năng lực sản xuất lớn nhưng chưa
phát triển thành DN bằng các chính sách bảo hiểm,
giảm thuế, phí… ứng dụng công nghệ cao như cơ
giới hóa, tự động hóa, tin học hóa….
- Xây dựng cơ chế đủ sức bảo vệ lợi ích nông dân,
DN, nhà khoa học… khi tham gia hợp tác, liên kết
sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị.
- Xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn sản phẩm về
sản xuất nông sản an toàn, nông sản sạch.
- Ban hành các chế tài đủ sức răn đe, ngăn chặn
sự vi phạm pháp luật, quy định trong sản xuất, kinh
doanh nông nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng sản
xuất nông nghiệp, thị trường nông sản nhằm bảo vệ
được lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng.
- Bố trí nguồn lực đầu tư thích hợp cho nông
nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao trong cơ cấu
đầu tư chung, tập trung vào yếu tố nền tảng cho
phát triển nông nghiệp như: Đào tạo, giáo dục nghề
phát triển nguồn nhân lực, giao thông, thông tin,
kết nối, thị trường…; Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác
quốc tế, thông tin thị trường, dự báo, phát triển thị
trường xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản.
- Nghiên cứu, tổng kết các mô hình tích tụ và
tập trung ruộng đất đã triển khai trong thực tiễn
thời gian qua, đánh giá ưu điểm, hạn chế, khó khăn,
Mức hỗ trợ cho nông nghiệp ở nước ta còn
thấp. Theo số liệu thống kê củaTổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế, mức hỗ trợ nông nghiệp
ở nước ta hiện nay chỉ chiếm 7%, chủ yếu qua
hệ thống khuyến nông và cắt giảmmột số loại
phí, trong khi, ở một số nước phát triển (Nhật
Bản, Hàn Quốc) mức hỗ trợ lên tới 55% - 60%.
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...86
Powered by FlippingBook