Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
11
nguồn lực tài chính còn hạn chế, cho nên đến nay
vẫn tồn tại cơ chế cho phép nhà đầu tư ứng tiền
bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây cũng là kẽ
hở để các địa phương vận dụng thực hiện giao
đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu
giá. Mặt khác, ngay trong Luật Biển Việt Nam
cũng chưa có quy định về giao khu vực biển cho
tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác tài nguyên
biển thông qua hình thức đấu giá; tình trạng
tương tự cũng xảy ra đối với cấp quyền khai thác
tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước hay
sử dụng tài nguyên rừng theo quy định của Luật
Bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ năm,
khai thác tài nguyên thiên nhiên
không tuân thủ theo đúng kế hoạch được phê
duyệt, dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, lãng
phí, nguồn tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt. Với
tốc độ khai thác tài nguyên khoáng sản, chủ yếu
xuất khẩu ở dạng thô, nguyên khai, giá trị thấp,
không có sự tính toán khai thác, điều chỉnh phù
hợp với nhu cầu của thị trường thì nguy cơ Việt
Nam phải nhập khẩu tài nguyên để đáp ứng cho
nhu cầu trong nước cũng như phải chi nhiều tỷ
USD để nhập khẩu sản phẩm tài nguyên đã qua
chế biến, tinh luyện là hiện hữu, trong tương lai
gần. Tài nguyên đất đai khai thác, sử dụng kém
hiệu quả, trong khi người thực sự cần đất sản
xuất thì phải đi thuê lại; tình trạng thoái hóa đất,
đất bị hoang mạc hóa ngày càng gia tăng. Tài
nguyên rừng, tài nguyên nước, nguồn lợi thủy
sản ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Tài
nguyên vi thế chưa được phát huy hết tiềm năng
và thế mạnh. Một số nguồn tài nguyên tái tạo
bị suy thoái, cạn kiệt quá mức dẫn đến mất khả
năng tái tạo, phục hồi.
Thứ sáu,
nguồn lực tài chính khai thác từ đất
đai, tài nguyên thiên nhiên chưa được định hướng
cụ thể, sử dụng phù hợp, hiệu quả, bền vững cho
đầu tư phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường. Để xử lý vấn đề này, Bộ Tài chính đã có
giải pháp về tài chính điều tiết nguồn thu từ khai
thác tài nguyên, theo đó, tiền cấp quyền khai thác
tài nguyên khoáng sản nộp toàn bộ vào ngân sách
địa phương đối với trường hợp thuộc thẩm quyền
cấp phép của địa phương; nộp 70% vào ngân sách
Trung ương, 30% vào ngân sách địa phương đối
với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của
Trung ương. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững vẫn cần phải có những giải pháp
căn bản, lâu dài kết hợp giữa khai thác với phân
bổ và sử dụng nguồn lực tài chính từ tài nguyên
thiên nhiên.
khai thác, sử dụng đúng mục đích, gây lãng phí,
thất thoát.
Thứ ba,
việc định giá tài nguyên, quyền khai thác
tài nguyên tuy đã được thực hiện đối với đất đai,
khoáng sản song còn nhiều bất cập. Phương pháp
xác định giá dựa trên các yếu tố, thông tin giả định,
dự báo, có tính chủ quan, không phù hợp với điều
kiện của Việt Nam; thời gian xác định và phê duyệt
giá theo thị trường kéo dài dẫn đến chậm trễ trong
thông báo, thu nộp nghĩa vụ tài chính.
Hơn nữa, vấn đề triển khai chính sách thu - chi từ
đất đai, tài nguyên gắn liền với điều hành thu - chi
NSNN của cơ quan tài chính; việc xác định giá tài
nguyên, giá đất, giá tiền cấp quyền khai thác để tính
thu lại do cơ quan tài nguyên môi trường thực hiện
còn vướng mắc. Nút thắt này dẫn đến tình trạng kéo
dài thời gian, mất cân đối thu - chi từ đất đai, ảnh
hưởng đến cân đối chung của NSNN.
Quan trọng hơn, Luật Tài nguyên nước và Luật
Bảo vệ và phát triển rừng dù đã quy định rõ vấn
đề thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
và tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng… nhưng đến
nay quy định về phương pháp xác định cụ thể vẫn
chưa được xây dựng, bởi vì thực tế chúng ta chưa
tổ chức thực hiện thu được đối với các khoản thu
trên. Kể cả đối với tiền sử dụng khu vực biển, Bộ
Tài chính đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành Thông tư liên tịch quy định mức
thu tiền sử dụng khu vực biển khi giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng, tuy
nhiên mức thu này vẫn chưa phản ánh được đầy
đủ bản chất kinh tế của việc sử dụng, khai thác tài
nguyên biển.
Thứ tư,
phương thức giao quyền khai thác tài
nguyên, tính công khai, minh bạch cũng còn hạn
chế. Việc cấp quyền khai thác, sử dụng đất đai, tài
nguyên chủ yếu theo hình thức chỉ định; vấn đề
giao quyền khai thác, sử dụng theo hình thức đấu
giá chưa được đẩy mạnh. Theo quy định của Luật
Khoáng sản, Nhà nước quy hoạch những loại tài
nguyên cấp quyền khai thác thông qua hình thức
đấu giá, loại tài nguyên cấp quyền không thông
qua đấu giá nhưng thiếu cơ sở khoa học, thực tiễn
để xác định quy hoạch này và vẫn chịu tác động
khá mạnh của yếu tố chủ quan. Cụ thể như: Đối
với khu vực mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của
trung ương vẫn chưa một lần được thực hiện đấu
giá thành công để giao quyền khai thác theo quy
định của pháp luật. Luật Đất đai năm 2013 quy
định Nhà nước chủ động thu hồi đất, thực hiện
bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao đất, cho
thuê đất thông qua hình thức đấu giá nhưng do
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...94
Powered by FlippingBook