TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
13
Những“nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản
công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSNN
năm2008, đơn vị sự nghiệp công lập được chia làmhai
nhóm: (i) đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
và (ii) đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính.
Tương ứng với hai nhóm đơn vị sự nghiệp công lập
là hai cơ chế quản lý, sử dụng TSNN khác nhau. Nếu
như đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính
thực hiện quản lý, sử dụng TSNN như cơ quan nhà
nước, trừ khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán
tài sản (ngoài quyền sử dụng đất) được bổ sung vào
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, sau khi trừ đi các
chi phí có liên quan, thì các đơn vị sự nghiệp công lập
tự chủ tài chính được Nhà nước xác định giá trị tài
sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn
cho doanh nghiệp. Ngoài các quyền, nghĩa vụ như cơ
quan nhà nước, đơn vị được phép sử dụng TSNN giao
vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê,
liên doanh, liên kết (gọi tắt là mục đích kinh doanh).
Đơn vị thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định
(toàn bộ hoặc phần tài sản cố định sử dụng vào mục
đích kinh doanh) để hình thành quỹ khấu hao dùng
cho việc tái tạo lại tài sản, thay vì NSNN phải cấp lại.
Khi Nhà nước thực hiện các quyền điều chuyển, thu
hồi phải bảo đảm cho đơn vị bảo toàn, phát triển vốn
và tài sản được giao.
Thực hiện quy định của Luật Quản lý và sử dụng
TSNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2009/
NĐ-CP ngày 03/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hànhmột số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSNN;
trong đó, dành toàn bộ Chương III quy định cụ thể
chế độ quản lý, sử dụng TSNN tại đơn vị sự nghiệp
Nguồn lực tài sản nhà nước tại đơn vị
sự nghiệp công lập
Để các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cung
cấp các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội theo
nhiệm vụ được giao, Nhà nước đã thực hiện trang
bị tài sản, cơ sở vật chất cho các đơn vị thông qua
nhiều hình thức khác nhau: giao tài sản bằng hiện
vật, giao quyền sử dụng đất; giao ngân sách cho đơn
vị để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản;
cho phép đơn vị được sử dụng các nguồn thu được
để lại và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây
dựng, mua sắm tài sản. Tài sản, cơ sở vật chất này là
điều kiện cần thiết để các đơn vị sự nghiệp công thực
hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, song đây
cũng là một nguồn lực tài chính quan trọng có thể
khai thác để phát triển thêm các hoạt động dịch vụ
sự nghiệp công phục vụ xã hội.
Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước
(TSNN), tính đến ngày 31/12/2015, 4 loại TSNN có giá
trị lớn gồm: đất, nhà, ô tô, tài sản khác có giá trị từ 500
triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản có tổng nguyên giá là:
1.031.313,82 tỷ đồng (chưa bao gồm tài sản tại các đơn
vị lực lượng vũ trang nhân dân). Trong đó, các đơn vị
sự nghiệp công lập hiện đang quản lý 311.606 tài sản
(chiếm 64,36% tổng số lượng TSNN), với tổng nguyên
giá là: 709.869,59 tỷ đồng (chiếm 68,83% tổng giá trị
TSNN). Phân theo loại tài sản, các đơn vị sự nghiệp
công lập đang quản lý, sử dụng 76.120 khuôn viên đất
với tổng giá trị là 485.794,06 tỷ đồng; 199.451 ngôi nhà
với tổng nguyên giá là 173.895,13 tỷ đồng; 16.032 xe ô tô
công với tổng nguyên giá là 9.360,59 tỷ đồng và 20.003
tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên với tổng
nguyên giá là 40.891,80 tỷ đồng.
ĐỂ KHAI THÁC HIỆUQUẢNGUỒN LỰC
TỪTÀI SẢN CÔNGTẠI ĐƠNVỊ SỰNGHIỆP CÔNG LẬP
ThS. NGUYỄN TÂN THỊNH
Với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 52/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, những “nút thắt” trong quản lý,
sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập đã được gỡ bỏ, hướng tới mục tiêu đẩy
mạnh, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.