18
KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả
hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi. Đến năm 2030,
hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ; thỏa mãn được nhu
cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất
lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối
được với các phương thức vận tải khác.
Xuất phát từ mục tiêu phát triển tài sản hạ tầng
đương bộ của Nhà nước; phát huy thành tựu đã đạt
được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá
trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng
đường bộ, trong thời gian tới cần phải thực hiện các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng
đường bộ theo hướng đưa vào dự thảo Luật Giao
thông đường bộ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
những nội dung quy định mang tính nguyên tắc, tạo
hành lang pháp lý cao hơn nhằm tăng cường hiệu
lực quản lý tài sản nhà nước.
Thứ hai,
nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu
hạ tầng đường bộ tương xứng với quy mô tài sản
hiện có. Cần đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh
tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, huy động tối đa mọi nguồn lực thông
qua các phương thức khai thác như: Bán quyền thu
phí, cho thuê quyền khai thác đặc biệt là hình thức
chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường
bộ và khai thác quỹ đất hai bên đường.
Thứ ba,
tiếp tục đổi mới công tác bảo trì tài sản
kết cấu hạ tầng đường bộ. Theo đó, cần có kế hoạch
phân bổ nguồn vốn hợp lý cho công tác bảo trì, dần
đáp ứng được nhu cầu thực tế; Đẩy mạnh thực hiện
Đề án đổi mới công tác quản lý, bảo trì hệ thống
quốc lộ theo hướng xã hội hóa hoạt động bảo trì.
Đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương
quản lý cần có kế hoạch tăng đầu tư cho công tác
bảo trì; phân công, phân cấp hợp lý, đổi mới cơ chế
quản lý phù hợp với quy định hiện hành.
Thứ tư,
kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài sản
hạ tầng đường bộ từ Trung ương đến địa phương,
nhất là ở cấp huyện, xã cần phải tăng cường bộ phận
chuyên môn giúp việc, nâng cao năng lực để thực
hiện tốt cơ chế quản lý, sử dụng và khai thác tài sản
kết cấu hạ tầng đường bộ.
Thứ năm,
tổ chức tốt công tác chỉ đạo, triển khai
thực hiện ở Trung ương và địa phương; phân cấp
rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có liên quan; tuyên truyền, phổ biến,
tập huấn pháp luật gắn với công tác tổng kết, sơ kết
đánh giá tình hình triển khai về quản lý, sử dụng và
khai thác tài sản hạ tầng đường bộ.
bảo trì đường bộ còn thấp, mới đáp ứng khoảng
40% nhu cầu (đối với trung ương), còn địa phương
thì thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó, cơ cấu giữa vốn
dành cho bảo trì với vốn dành cho đầu tư xây dựng
mới còn bất cập (hiện chỉ chiếm từ 3%- 4%), trong
khi ở các nước trên thế giới tỷ lệ này ở khoảng 10%.
Nguyên nhân này khiến cho việc bảo trì tài sản hạ
tầng đường bộ theo cơ chế đổi mới phương thức
bảo trì chưa đạt được kết quả mong muốn.
Hai là,
hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng đường
bộ chưa tương xứng với quy mô tài sản hiện có.
Thời gian qua, do kinh tế suy giảm, thị trường bất
động sản trầm lắng, tác động mạnh đến thu hút
nhà đầu tư; khai thác nguồn tài chính từ quỹ đất
hai bên đường. Tồn tại này khiến cho nguồn vốn
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vẫn
chủ yếu dựa vào NSNN và vốn ODA...
Ba là,
công tác chỉ đạo triển khai thực hiện ở
một số địa phương chưa thật sự sát sao, quá trình
tổ chức thực hiện còn chậm dẫn đến việc bảo trì,
khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ chưa thực sự hiệu quả;
Công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường
bộ ở một số tuyến đường địa phương chưa thực
hiện theo phương thức đấu thầu; Hoạt động thu
phí mới áp dụng đối với tuyến đường quốc lộ
có lưu lượng phương tiện giao thông lớn; Chưa
thu hút được nhiều nguồn vốn từ các thành phần
kinh tế tư nhân.
Bốn là,
vấn đề kiện toàn bộ máy quản lý ở cấp
huyện, xã chưa triệt để; bộ phận chuyên môn giúp
việc cho UBND huyện, xã còn sơ khai, năng lực hạn
chế do thiếu bộ máy, thiếu kinh phí đảm bảo cho
người được phân cấp hoàn thành trách nhiệm được
giao. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý
và tổ chức thực hiện.
Nhiệm vụ đặt ra trong những năm tiếp theo
Xác định rõ vai trò “hạ tầng phải đi trước một
bước”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 phê duyệt
điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 với mục tiêu phát triển chủ yếu:
Đến năm 2020, đáp ứng được nhu cầu về vận tải
“Mức hữudụngvà chất lượng cơ sởhạ tầnggiao
thông củaViệt Namnăm2014: Đánh giá tại 138
nước cho thấy, Việt Nam tăng 16 bậc, đứng ở vị
trí thứ 74 so với vị trí thứ 90 năm 2012”.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới.