TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
21
đất thuộc tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt: (i) Bán tài
sản kết cấu hạ tầng đường sắt gắn với chuyển nhượng
quyền sử dụng đất; (ii) Sử dụng quỹ đất gắn với tài sản
kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có (ga đường sắt, kho
bãi...) để thanh toán cho nhà đầu tư, khi thực hiện dự
án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường
sắt theo hình thức Hợp đồng - Xây dựng - Chuyển
giao (BT); (iii) Sử dụng quỹ đất thuộc tài sản kết cấu
hạ tầng đường sắt để xây dựng công trình có mục đích
sử dụng hỗn hợp.
Sáu là,
quy định cụ thể về xử lý tài sản hạ tầng
đường sắt. Theo đó, ngoài việc tuân thủ quy định
chung về xử lý tài sản nhà nước theo quy định của
pháp luật quản lý tài sản nhà nước, cần cụ thể hóa
các hình thức xử lý thu hồi, điều chuyển, bán tài sản,
chuyển nhượng có thời hạn, thanh lý tài sản cho phù
hợp với đặc thù của loại tài sản này.
Bảy là,
hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng số tiền
thu được từ phí sử dụng hạ tầng đường sắt, cho thuê,
bán, chuyển nhượng tài sản và khai thác quỹ đất thuộc
tài sản hạ tầng đường sắt; nhằm tạo sự minh bạch
trong sử dụng nguồn chi từ ngân sách cho công tác
bảo trì và đầu tư phát triển.
Đồng thời cùng với việc ban hành văn bản quy
định về quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết
cấu hạ tầng, cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ
biến, tập huấn pháp luật gắn với công tác sơ kết đánh
giá về thực hiện Đề án tổ chức quản lý, kinh doanh kết
cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; Đề án huy động vốn
xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt. Có như
vậy mới có thể tăng cường công tác quản lý, nâng cao
hiệu quả sử dụng, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng
đường sắt.
Xem xét, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan
quản lý nhà nước (Bộ Giao thông và Vận tải, UBND
cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
đường sắt được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng
đường sắt); đổi mới, nâng cao năng lực sức cạnh canh
của các DN kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường
sắt, trong đó có Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
(được giao sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường
sắt) để triển khai hiệu quả cơ chế quản lý, sử dụng và
kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Bộ Giao thông và Vận tải phải phân định rõ từng
loại tài sản để đưa vào chính sách, trên cơ sở đó có
cơ chế quản lý, sử dụng và kinh doanh phù hợp,
đa dạng hóa nguồn lực bảo trì, phát triển tài sản
kết cấu hạ tầng đường sắt.
Hai là,
chuyển phương thức quản lý từ DN sang
giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về
đường sắt quản lý để thực hiện việc sử dụng, kinh
doanh theo định hướng của Nhà nước. Cơ quan quản
lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc
gia là Bộ Giao thông và Vận tải; cơ quan quản lý nhà
nước về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị là
UBND tỉnh.
Về giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt:
Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải quyết định giao
cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về đường
sắt của Trung ương (Cục Đường sắt Việt Nam) quản
lý; UBND cấp tỉnh quyết định giao cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về đường sắt của địa phương
(Sở Giao thông vận tải) quản lý; trừ một số tài sản thực
hiện giao vốn cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu
hạ tầng đường sắt.
Về quản lý quỹ đất thuộc tài sản kết cấu hạ tầng
đường sắt: (i) Đối với quỹ đất gắn với công trình kết
cấu hạ tầng đường sắt phục vụ mục đích công cộng,
hình thức sử dụng đất giao đất không thu tiền sử
dụng đất; (ii) Đối với quỹ đất gắn với công trình kết
cấu hạ tầng đường sắt phục vụ mục đích kinh doanh,
hình thức sử dụng đất thuê đất thu tiền thuê đất hàng
năm hoặc một lần.
Ba là,
về sử dụng, kinh doanh tài sản kết cấu hạ
tầng đường sắt. Việc sử dụng, kinh doanh tài sản được
thực hiện thông qua hợp đồng cho thuê tài sản ký giữa
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về đường
sắt với DN kinh doanh hạ tầng đường sắt. DN kinh
doanh hạ tầng đường sắt sử dụng, kinh doanh tài sản
phải trả phí sử dụng, giá cho thuê tài sản kết cấu hạ
tầng đường sắt theo quy định.
Quy định cụ thể về điều kiện giao sử dụng, kinh
doanh tài sản; quyền và nghĩa vụ của DN kinh doanh
hạ tầng đường sắt để thuận lợi cho việc lựa chọn DN
kinh doanh đủ năng lực và Nhà nước có cơ chế rõ ràng
để DN chủ động thực hiện.
Bốn là,
từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động
bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (có lộ trình)
phù hợp với đặc thù của ngành Đường sắt. Việc bảo
trì tài sản phải theo quy trình và tuân thủ tiêu chuẩn
kỹ thuật. Cụ thể hoá phương thức, minh bạch thông
tin đối với hoạt động bảo trì để thu hút khu vực tư
nhân tham gia. Chỉ định bảo trì tài sản trong trường
hợp đặc biệt.
Năm là,
đa dạng hóa phương thức khai thác quỹ
Kết cấu hạ tầng đường sắt của Việt Nam được
xây dựng và đưa vào khai thác đến nay đã hơn
100 năm, với khoảng hơn 3.000 kmđường, 287
ga, 1.818 cầu lớn nhỏ, 39 hầm, 5.735 điểmgiao
cắt giữa đường bộ với đường sắt và các công
trình phụ trợ lớn; quỹ đất thuộc tài sản kết cấu
hạ tầng đường sắt trên 6.000 ha.