Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
19
triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng (Luật
sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Thuế TNCN
số 26/2014/QH13); miễn thuế TNCN cho một số
đối tượng...; bổ sung nhiều nhóm hàng hóa, dịch
vụ không chịu thuế GTGT từ ngày 01/01/2014 và
giảm mức thuế suất đối với nhóm hàng hóa, dịch
vụ liên quan đến nhà ở xã hội và nhà ở thương
mại giá rẻ từ ngày 1/7/2013... (Áp dụng mức thuế
suất thuế GTGT 5% đối với bán, cho thuê, cho
thuê mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2013 và giảm
50% mức thuế suất 10% thuế GTGT đối với nhà
ở thương mại có diện tích dưới 70m2 từ 1/7/2013
đến 30/6/2016). Các giải pháp này đã góp phần
tăng chi tiêu của các cá nhân, thúc đẩy tiêu dùng,
giúp DN tiêu thụ được sản phẩm. Kết quả năm
2015, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 12,4% so với năm 2014, đây là mức
tăng vượt bậc so với những năm gần đây (Mức
tăng này của năm 2011: năm 2012: 3,7%; năm 2013:
5,9%; năm 2014: 11,0%), đặc biệt là các ngành sản
xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm
quang học tăng 46,2%; sản xuất xe có động cơ tăng
25,7%; sản xuất kim loại tăng 21,1%.
Năm là,
hỗ trợ DN giảm hàng tồn kho, tiếp cận
thị trường thông qua các chính sách chi xúc tiến
thương mại với 03 mục tiêu chính là xúc tiến thương
mại định hướng xuất khẩu, xúc tiến thương mại thị
trường trong nước và xúc tiến thương mại miền núi,
biên giới, hải đảo. Mức kinh phí hỗ trợ cho chương
trình này từ ngân sách trong giai đoạn 2011- 2015
đã tăng lên đáng kể, từ 55 tỷ đồng (2011) lên 90 tỷ
đồng (2015) đã mang lại kết quả khả quan trong kết
nối cung cầu, tạo cầu nối cho dòng chảy sản phẩm.
Chương trình xúc tiến thương mại đã chú trọng
đến các thị trường thuộc Hiệp định Việt Nam đã ký
kết như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP); các nước thuộc Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU (EVFTA), hay các nước thuộc Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)… nhằm tận
dụng những cơ hội từ các hiệp định này. Từ đó, góp
phần duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu; củng
cố, khai thác và phát triển thị trường nội địa, tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và gián tiếp
tác động giảm hàng tồn kho cho DN.
Sáu là,
cải thiện môi trường kinh doanh, môi
trường đầu tư, từ đó nâng cao nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia và tạo động lực phát triển cho
DN thông qua cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực thuế, hải quan. Thực hiện Nghị quyết
số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014; Nghị quyết số 19/
NQ-CP ngày 12/3/2015; Nghị quyết số 19/NQ-CP
2014 xuống còn 17% năm 2016 (So với các nước trong
khu vực thì mức thuế này là tương đối thấp: Trung
Quốc, Indonesia, Malaysia có mức thuế suất TNDN
là 25%); bổ sung nhiều ưu đãi thuế đối với đầu tư
mở rộng thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi;
mở rộng chi phí được giảm trừ cho DN bằng cách
bỏ mức khống chế 15% trên tổng chi phí đối với chi
phí khuyến mãi, quảng cáo, tiếp tân... Bên cạnh đó,
còn thực hiện chính sách miễn, giảm và gia hạn thời
gian nộp thuế như giảm 30% số thuế TNDN phải
nộp trong năm đối với DN nhỏ và vừa (DNNVV) và
DN sử dụng nhiều lao động (Nghị quyết số 08/2011/
QH13); miễn thuế khoán (thuế GTGT, thuế TNCN,
thuế TNDN) năm 2012 đối với một số đối tượng; gia
hạn việc nộp thuế TNDN, thuế GTGT đối với một
số đối tượng thuộc DNNVV và DN sử dụng nhiều
lao động...
Ước tính tổng số thuế hỗ trợ cá nhân, DN năm
2015 khoảng 4.000 tỷ đồng. Dự kiến cả giai đoạn
2011-2015, tổng khoản giảm thu do các chính sách
miễn, giảm, gia hạn thuế khoảng 85.000 tỷ đồng.
Việc giảm thuế suất thuế TNDN; bổ sung ưu đãi
thuế, giảm và gia hạn thời gian nộp thuế thực chất
là việc bổ sung vốn (đối với trường hợp giảm thuế
suất, miễn, giảm thuế phải nộp) và cho các DN sử
dụng tiền thuế trong thời gian nhất định (đối với
trường hợp gia hạn thời gian nộp thuế) không tính
lãi, qua đó giảm bớt khó khăn về vốn, gia tăng lợi
nhuận được để lại, thúc đẩy hoạt động đầu tư của
DN, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Ba là,
hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn vốn
phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh cho
các DN thông qua đẩy mạnh thực hiện các giải
pháp tăng cường huy động vốn của DN như hạ
mặt bằng lãi suất tín dụng, tăng tín dụng đối với
khu vực nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, DN
sản xuất hàng xuất khẩu, DN công nghệ hỗ trợ;
tăng cường nguồn lực cho các quỹ bảo lãnh tín
dụng địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
đây được xem là cầu nối giữa ngân hàng với các
DNNVV không có tài sản thế chấp, chưa có khả
năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay
nhưng có phương án sản xuất - kinh doanh hiệu
quả, khả thi. Bên cạnh đó, triển khai tái cơ cấu
thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, bảo
hiểm...) tạo kênh huy động vốn phục vụ quá trình
sản xuất - kinh doanh của DN.
Bốn là,
hỗ trợ làm tăng tổng cầu của các DN,
hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng
tồn kho của DN bằng cách điều chỉnh mức thu
nhập chịu thuế TNCN từ 4 triệu đồng/tháng lên
9 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ gia cảnh từ 1,6
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...106
Powered by FlippingBook