112
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
tiếp sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và phát triển
hệ thống thông tin về dạy nghề và thị trường lao
động; hình thành các trung tâm cấp vùng, cấp tỉnh
để định hướng dạy nghề cho nông dân; tạo điều
kiện để lao động nông thôn tiếp xúc với thông tin
thị trường lao động.
Ba là,
triển khai các cơ chế, chính sách thống nhất,
đồng bộ cho dạy nghề cho lao động nông thôn. Các
cơ quan chức năng cần khẩn trương thống nhất đầu
mối quản lý công tác đào tạo nghề cho lao động
nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích các tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các cá
nhân trong và ngoài nước tham gia công tác dạy
nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp để chuyển
đổi nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện củng
cố, tăng cường năng lực đào tạo cho hệ thống các cơ
sở dạy nghề thuộc vùng nông thôn và các cơ sở dạy
nghề thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về
dạy nghề đầu tư cho các nghề nông - lâm - nghiệp.
Bốn là,
tăng cường quan tâm đúng mức và kịp
thời các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên
trong công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực
trong nông thôn, nhằm tạo động lực để công tác này
ngày càng đạt hiệu quả cao. Nhà nước cần tiếp tục
có chính sách hỗ trợ người học nghề nhằm nâng cao
chất lượng, trình độ chuyên môn như: Chính sách
ưu đãi về miễn giảm học phí đối với người có công
với cách mạng, hỗ trợ đào tạo – phát triển đối với
người nghèo, cận nghèo. Nhà nước bảo đảm nguồn
lực để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo
viên dạy nghề cho toàn hệ thống (cả công lập và tư
thục); đa dạng hóa hình thức, phương thức đào tạo
giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn; chuẩn
hóa giáo viên dạy nghề và xây dựng một số khoa
sư phạm trong các trường cao đẳng nghề thuộc các
vùng nông thôn để đào tạo giáo viên dạy nghề.
Năm là,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho người lao động về công tác đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Sáu là,
đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo lao
động nông thôn để tìm nguồn tài trợ, nguồn vốn phục
vụ các hoạt động phát triển nhân lực nông nghiệp,
nông thôn; đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường
trong nước với các cơ sở đào tạo nước ngoài trong
phát triển nhân lực nông thôn; tăng cường dạy nghề
cho lao động nông thôn cho đi lao động xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo:
1.
-
luc-1429386707.htm;
2.http://thuvienbrvt.com.vn/pages/San-pham-thong-tin-ct.aspx?pg=San-
pham-thong-tin&par=10&cat=11&id=88.
gì đến việc nhận một chuyển giao khác.
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ngành Nông nghiệp
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn được xem là “chìa khóa” thành công cho
nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia. Phát triển
nông nghiệp, nông thôn gắn liền với việc làm, thu
nhập và đời sống của người nông dân. Chuyển
dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phải đồng
nghĩa với trang bị nghề và tạo việc làm mới cho
người lao động.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc
nâng cao trình độ, kỹ năng của người dân để hòa
nhập với sản xuất hiện đại, phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh của các địa phương là vấn đề cấp thiết
đặt ra đối với các cấp, các ngành. Trong thời gian
tới, cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể:
Một là,
nên ban hành các chính sách hợp lý và
cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông
nghiệp. Nhà nước cần nghiên cứu đặc điểm từng
vùng, miền để có những chính sách đào tạo nhân
lực thực sự phù hợp với từng vùng miền; Xây dựng
các chương trình đào tạo, giải pháp kỹ thuật cho
nông dân phục vụ nhu cầu chuyển giao công nghệ,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp;
Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nhân lực
về nông nghiệp như các trường Đại học, Cao đẳng,
trung cấp… để có thể liên kết đào tạo, chuyển giao
kiến thức về nông nghiệp thường xuyên cho người
nông dân. Thường xuyên đưa những người đang
công tác, học tập trải nghiệm thực tế, thực nghiệm
tại nông thôn để vừa nâng cao kiến thức, vừa học
hỏi kinh nghiệm của người đi trước truyền lại, để
ứng dụng vào sản xuất thực tế.
Hai là,
tiếp tục chú trọng đến đầu tư hệ thống
cơ sở dạy nghề, trang thiết bị dạy và và học để phù
hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến. Phải coi dạy
nghề cho lao động nông thôn là một bộ phận quan
trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực
nông thôn, nhằm phát huy lợi thế quan trọng nhất
của nước ta để phát triển kinh tế, ổn định xã hội
bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Dạy nghề
phải gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đồng
thời chủ động tạo việc làm cho người lao động. Bên
cạnh đó, phải tạo điều kiện thuận lợi để phổ cập
nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đào tạo bồi
dưỡng kỹ thuật công nghệ mới cho lao động trực