Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 116

114
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
và kỹ năng lao động. Trước hết, từ Trung ương
đến các địa phương, từ cơ sở giáo dục đến các
doanh nghiệp cần quán triệt và thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc quy định về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục - đào tạo. Tập trung đổi mới giáo
dục - đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất
nước trong thời kỳ hội nhập. Cùng với đó, đổi
mới cách dạy, cách học theo tiếp cận năng lực,
tăng cường quản lý quá trình giáo dục - đào tạo
theo tiếp cận năng lực. Rà soát lại năng lực đào
tạo của các trường đại học, cao đẳng.
Thứ hai,
cần tăng cường xây dựng và vận hành cơ
chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Các cơ quan quản lý phát triển nhân lực thông
qua cơ chế này để gắn kết nhà trường, người học và
doanh nghiệp trong đào tạo, cung cầu nhân lực theo
nhu cầu của thị trường.
Thứ ba,
gắn chiến lược phát triển nhân lực với
phát triển kinh tế - xã hội; gắn quy hoạch phát triển
nhân lực của mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương đồng bộ với chiến lược, kế hoạch
phát triển chung của đất nước. Đồng thời, tổ chức
điều tra khảo sát nhân lực hiện đang làm việc và
nhu cầu nhân lực trong các năm tới của các ngành
kinh tế, vùng miền để có định hướng trong việc
phân bổ nhân lực hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành
nghề phù hợp quy hoạch phát triển nhân lực của địa
phương, đất nước trong các giai đoạn.
Thứ tư,
cải thiện thông tin về thị trường lao
động; cần nhanh chóng hoàn thiện để đưa vào vận
hành Hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân
lực quốc gia; kết nối với các trung tâm dự báo và
thông tin về cung, cầu nhân lực của các bộ ngành,
tỉnh/thành phố. Đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở
dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, khách quan và
minh bạch, tiến hành cung cấp kịp thời cho người
lao động cũng như học sinh, sinh viên thông tin
về đào tạo, nhân lực, việc làm và chiến lược, quy
hoạch phát triển nhân lực quốc gia, của các bộ
ngành, địa phương…
Thứ năm,
mở rộng hợp tác quốc tế. Trong xu thế
toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền
kinh tế tri thức các quốc gia trên thế giới đều phải
chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực,
đặc biệt nhân lực chất lượng cao.
Tài liệu tham khảo:
1.http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=110&CategoryID=3;
2.
…;
3.
.
thấp và còn khoảng cách khá lớn so với các nước
phát triển trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao
động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc
cao. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thấp so
với các nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10, thì chất
lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp
thứ 11/12 nước châu Á (xếp hạng của WB); trong
khi, Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là
5,59; Thái Lan là 4,94…
– Gần 50% lực lượng lao động Việt Nam vẫn
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với năng suất
và thu nhập thấp. Khoảng 3/5 lao động Việt Nam
hiện đang làm các công việc dễ bị tổn thương. Nhìn
chung, năng suất và mức tiền lương của Việt Nam
khá thấp so với các nền kinh tế ASEAN khác, như
Malaysia, Singapore và Thái Lan.
– Hệ thống thông tin của thị trường lao động còn
nhiều yếu kém và hạn chế. Trong đó, hệ thống bị
chia cắt giữa các vùng, miền; khả năng bao quát, thu
thập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu
cầu các đối tác trên thị trường lao động. Hệ thống
chỉ tiêu về thị trường lao động tuy đã ban hành
nhưng chưa hoàn thiện, đầy đủ, thiếu thống nhất
và khó so sánh quốc tế...
Chú trọng nâng cao sưc canh tranh cua nhân lưc
Viêt Nam
Trong năm 2016 và các năm tiếp theo Việt Nam
sẽ hội nhập sâu hơn với thế giới. Sự ra đời của AEC
vào cuối năm 2015 dự kiến tạo ra tăng trưởng việc
làm thêm 10,5% vào năm 2025. Trong bối cảnh một
thị trường chung, người lao động Việt Nam không
những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nước mà
còn mở rộng ra các thị trường khu vực. Người lao
động có cơ hội tương tác và nâng cao kinh nghiệm,
kỹ năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong
khu vực. Nhân lực Việt Nam đứng trước những cơ
hội và thách thức rất lớn khi tham gia vào quá trình
phân công lao động khu vực và quốc tế. Để có thể
hội nhập thành công, chúng ta cần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Cụ thể là tập trung thực hiện
tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất,
chú trọng nâng cao trình độ học vấn
Tổ chức Lao động Quốc tế thực hiện khảo
sát các chủ sử dụng lao động tại 10 quốc gia
ASEAN cho thấy, doanh nghiệp trong khối
ASEAN hiện đang rất lo ngại về tình hình thiếu
hụt lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng
trước sự ra đời của AEC.
1...,106,107,108,109,110,111,112,113,114,115 117,118,119,120,121,122,123,124,125,126,...135
Powered by FlippingBook