TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
111
suất lao động nông nghiệp của Việt Nam cũng rất
thấp, thậm chí còn thấp hơn cả Lào và Campuchia.
Bên cạnh đó, chất lượng lao động nông nghiệp còn
nhiều hạn chế. Theo Báo cáo Điều tra lao động việc
làm năm 2013, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo năm 2013 ở khu vực nông thôn chỉ đạt 11,2%
so với 33,7% ở khu vực đô thị. Hầu hết lao động
nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
(chiếm 88,5%) so với 66,1% ở khu vực đô thị.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên
là do: Hiện nay chính sách dành cho nông thôn còn
thiếu nhất quán, tổ chức bài bản, có khoa học và
đúng quy trình. Đa số các sản phẩm người nông dân
tạo ra đều có tình trạng chung là chất lượng thấp,
mẫu mã không lạc hậu, mức độ an toàn vệ sinh chưa
được kiểm soát một cách chuẩn mực. Thậm chí, sản
xuất còn theo kiểu phong trào, nên xảy ra tình trạng
dư thừa quá nhiều nông sản tại một vùng nhất định.
Việc người nông dân được tham gia vào các khóa
đào tạo cơ bản để nâng cao kiến thức chung về sản
xuất nông sản còn ít. Các cấp chính quyền tại nông
thôn chưa thực sự chú trọng đến việc nâng cao kiến
thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào nông nghiệp cho
nông dân. Việc nông dân được tiếp cận với các nguồn
tín dụng để nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nông nghiệp còn thiếu và yếu. Ví dụ:
Người nông dân là những người được nhận chuyển
giao công nghệ, họ là những người rất khó khăn về
tài chính, ít được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng
chính sách. Bởi vì, khi được duyệt vay nếu một lần
không thực hiện hiệu quả nguồn kinh phí vay ấy,
không trả được nợ, họ sẽ khó có thể được duyệt vay
tiếp. Như vậy, càng ngày họ càng khó khăn hơn, nói
Thực trạng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp
Hiện nay, lực lượng lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp Việt Nam chiếm khoảng 47% (số liệu
của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương -
CIEM) nhưng chất lượng và năng suất lao động lại
rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Theo số liệu của CIEM, năm 2013, năng suất
lao động chung của toàn xã hội thấp, bình quân mỗi
lao động tạo ra khoảng 48,72 triệu đồng, tăng hơn
20 triệu đồng so với năm 2001 và có sự khác biệt lớn
giữa các ngành. Giai đoạn 2000 – 2013, năng suất
lao động bình quân tăng khoảng trên 5,0% và có sự
tăng/giảm không ổn định. Tốc độ tăng năng suất lao
động đang có xu hướng giảm dần. Nếu như năng
suất lao động giai đoạn 2000 – 2006 tăng bình quân
6% thì tốc độ này giảm xuống còn 3% giai đoạn 2007
– 2013. So với các nước trên thế giới, năng suất lao
động của Việt Nam vẫn còn khá thấp. Theo giá USD
năm 1990, năng suất lao động của Việt Nam năm
2010 đạt 5,88 nghìn USD, bằng 13,2% mức năng suất
lao động của Nhật Bản, 23,3% của Malaysia, 12% của
Singapore, 13,3% của Hàn Quốc, 46,5% của Trung
Quốc, 37% của Thái Lan và 69,9% của Philippines.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động
đang thấp nhất so với năng suất lao động chung của
toàn nền kinh tế và thấp nhất trong số lao động đang
làm việc trong các ngành của nền kinh tế. Tốc độ
tăng của năng suất lao động nông nghiệp cũng rất
thấp, khiến cho lao động khu vực nông nghiệp bị tụt
lại phía sau. Năng suất lao động trong nông nghiệp
không chỉ thấp so với các ngành kinh tế khác trong
nước mà so với các nước trong khu vực thì năng
ĐÀOTẠONGUỒNNHÂN LỰC NGÀNHNÔNGNGHIỆP:
NHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA TRONGTÌNHHÌNHMỚI
ThS. DƯƠNG VĂN TOÀN
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn được xem là “chìa khóa” thành công cho nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội. Phát triển nông nghiệp, nông thôn cần gắn liền với việc làm, thu nhập và đời sống của người nông
dân. Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế phải đồng nghĩa với trang bị nghề và tạo việc làmmới cho
người lao động. Tuy nhiên, thực trạng yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn đang là lực cản
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
•
Từ khóa: Nguồn nhân lực, nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu, kinh tế.