Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 46

50
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
thiếu hụt nguồn nhân lực cho một số dự án đang
triển khai tại một số KCN, khu kinh tế.
Phương hướng phát triển các khu công nghiệp,
khu kinh tế bền vững
Phát triển các KCN, khu kinh tế hiệu quả và
bền vững là một trong những hướng đi quan
trọng, nhằm góp phần tạo nền tảng để “đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại” như Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra. Do
đó, thời gian tới chúng ta cần thực hiện một số
định hướng sau:
(i) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách hiện
hành để đảm bảo các ưu đãi, tạo sự hấp dẫn cho
phát triển các KCN, khu kinh tế;
(ii) Tiếp tục tăng cường phân cấp, giao nhiệm
vụ trực tiếp từ Trung ương tới địa phương, gắn
chặt với cơ chế phân công trách nhiệm phối hợp rõ
ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và
địa phương. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước ở
cấp Trung ương và địa phương đảm bảo đủ thẩm
quyền và nguồn lực để quản lý các KCN, khu kinh
tế theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng
với vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của các KCN,
khu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
(iii) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy
hoạch để đảm bảo quy hoạch KCN, khu kinh tế có
tính ổn định, lâu dài và thực tiễn cao. Xây dựng,
triển khai quy hoạch KCN, khu kinh tế gắn với thực
hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành Công
nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư,
quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành liên quan.
(iv) Huy động tổng hợp các nguồn vốn, trong đó
có phát huy tối đa các hình thức công – tư để đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế. Nghiên cứu
xem xét nâng cao trách nhiệm của địa phương trong
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, giảm
bớt phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của ngân sách.
(v) Tăng cường tính liên kết ngành trong phát
triển KCN, khu kinh tế, hình thành các cụm liên kết
ngành trên cơ sở các dự án quy mô lớn đã thu hút
được tại các KCN, khu kinh tế.
(vi) Nghiên cứu, xây dựng và đa dạng hóa mô
hình phát triển KCN như KCN sinh thái, KCN
liên kết ngành, KCN hỗ trợ, KCN chuyên sâu theo
ngành, lĩnh vực tại một số địa phương có điều kiện
thuận lợi để tăng cường tính liên kết ngành… Đồng
thời, tăng cường xúc tiến đầu tư để lựa chọn nhà
đầu tư chiến lược cho các mô hình này…
của các bộ, ngành trong việc hướng dẫn thực hiện
phân cấp ủy quyền cho Ban quản lý các KCN, khu
kinh tế… Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có Bộ Lao
động và Thương binh Xã hội, Bộ Công Thương có
văn bản hướng dẫn; Bộ Tài chính trình Chính phủ
sửa đổi lại quy định liên quan tới việc thành lập chi
nhánh của doanh nghiệp chế xuất; các bộ, ngành còn
lại đến nay vẫn chưa có kế hoạch triển khai hướng
dẫn theo quy định của Nghị định 164/2013/NĐ-CP.
Thứ hai,
việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng khu kinh tế còn khó khăn. Ngoài Vũng
Áng, Dung Quất, Nghi Sơn, Chu Lai, Đình Vũ – Cát
Hải, Phú Quốc, Nam Phú Yên, thì các khu kinh tế
còn lại vẫn chưa thu hút được những dự án quy mô
lớn, có tính động lực.
Thứ ba,
một số chính sách hiện hành chưa tạo
thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển các KCN,
khu kinh tế. Ví dụ như: Việc chuyển từ hình thức
thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang hình thức
thuê đất trả tiền thuê đất một lần đối với doanh
nghiệp hạ tầng còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn
và chưa được hướng dẫn cụ thể. Theo quy định tại
Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, đơn giá
Nhà nước cho DN hạ tầng thuê đất trả tiền thuê đất
một lần được định giá theo giá thị trường, qua đó,
đẩy giá cho thuê lại đất lên rất cao, không hấp dẫn
các nhà đầu tư thứ cấp. Việc thanh toán tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê tính giá đất phi
nông nghiệp bằng giá Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất. Như vậy, số tiền nộp thuế đất một lần
cho cả thời gian thuê đối với các KCN là rất lớn,
nâng chi phí đầu tư lên cao và giá cho thuê lại đất
tăng cao…
Thứ tư,
việc phân cấp ủy quyền cho Ban quản lý
KCN, khu kinh tế còn nhiều bất cập.
Công tác bảo vệ môi trường trong các KCN, khu
kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu; vấn đề nhà ở, phúc
lợi xã hội và đời sống công nhân trong KCN, khu
kinh tế chưa được cải thiện rõ rệt.
Thứ năm,
quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
gắn với ngành nghề thu hút đầu tư trong các KCN,
khu kinh tế chưa được quan tâm thích đáng, dẫn tới
Tính riêng trong năm 2014, các khu công
nghiệp, khu kinh tế đã đóng góp khoảng 73,4
tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, 67,6 tỷ USD kim
ngạch nhập khẩu, tạo ra giá trị sản xuất công
nghiệp khoảng 118 tỷ USD, nộp ngân sách
khoảng 87.000 tỷ đồng và thu hút khoảng 2,4
triệu lao động trực tiếp.
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...68
Powered by FlippingBook