TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 24

26
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn
nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian tới
Để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn
nhà nước tại DN trong điều kiện nền kinh tế tiếp
tục hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới,
một số giải pháp cần được thực hiện như sau:
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường đồng bộ, hiện đại; đảm bảo cạnh tranh
bình đẳng, minh bạch giữa các DN thuộc các
hình thức sở hữu khác nhau. Hoàn thiện khung
pháp luật và mô hình quản lý của chủ sở hữu
nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại DN
theo hướng tập trung vào một đầu mối nhằm tăng
trách nhiệm cũng như trách nhiệm giải trình của
cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
nhà nước tại DN.
Thứ hai,
hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần
hóa, thoái vốn đối với DNNN, trong đó tập trung
vào một số cơ chế, chính sách sau:
- Cho phép DNNN thoái vốn đầu tư dưới mệnh
giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của DN sau khi
đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu
tư tài chính theo quy định và trên cơ sở phương án
thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định.
- Chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các công
ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị tính theo mệnh
giá từ 10 tỷ đồng trở lên: DN được lựa chọn thuê
công ty chứng khoán bán đấu giá, hoặc tự tổ chức
đấu giá tại DN. Trường hợp đấu giá không thành
công DN báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định
bán thỏa thuận.
- Chào bán ra công chúng số cổ phần mà DNNN
đã đầu tư tại các công ty đại chúng có hoạt động
sản xuất kinh doanh: i) năm liền trước năm đăng
ký chào bán có lỗ đồng thời có lỗ lũy kế tính đến
năm đăng ký chào bán/không có lỗ lũy kế tính
đến năm đăng ký chào bán; ii) năm liền trước năm
đăng ký chào bán có lãi, đồng thời có lỗ lũy kế tính
đến năm đăng ký chào bán.
DN có cổ phần, vốn góp nhà nước trong giai đoạn
2011- 2014 có sự phát triển như tổng tài sản, vốn
chủ sở và doanh thu. Trong khi đó, các chỉ số thể
hiện hiệu quả hoạt động của các DN này lại cho
thấy sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, mặc dù số lượng
các DN thuộc các nhóm đều giảm đi trong giai
đoạn 2011-2014, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
của các DN này lại tăng lên.
Ngược lại, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận/tổng
tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
(ROE) của các nhóm DN đều giảm đi. Đối với tiêu
chí doanh thu và lợi nhuận, chỉ có các DN có cổ
phần, vốn góp chi phối nhà nước cho thấy có sự
tăng lên, trong khi đó các nhóm DNNN và DN có
vốn không chi phối của Nhà nước lại có xu hướng
giảm đi (Bảng 1).
Có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản của
những tồn tại, hạn chế ở trên:
- Mặc dù, liên tục được hoàn thiện, chính sách
đối với khu vực DNNN nói chung và chính sách
đối với cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN
nói riêng vẫn luôn tồn tại những vướng mắc gây
cản trở quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước
như chính sách bán cổ phần cho nhà đầu tư nước
ngoài, chính sách bảo toàn vốn…
- Kinh tế toàn cầu vẫn hồi phục chậm, kinh tế
trong nước tăng trưởng thấp nên hoạt động sản
xuất, kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn.
- Những khó khăn, tồn tại về tài chính chưa
được xử lý, khắc phục; thị trường chứng khoán,
bất động sản chưa ổn định và tăng trưởng thấp
nên ảnh hưởng đến khả năng bán cổ phần, thoái
vốn nhà nước tại DN.
- Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt
và tích cực tổ chức triển khai phương án sắp xếp,
cổ phần hóa và thoái vốn.
- Đối tượng DNNN thuộc diện sắp xếp, cổ phần
hóa hiện nay hầu hết là có quy mô lớn, phạm vi
hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài
chính phức tạp nên cần nhiều thời gian chuẩn bị,
xử lý. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa các DN này
cũng cần có sự tham gia của những nhà đầu tư
lớn, có tiềm lực tài chính, năng lực quản trị nên
đối tượng hẹp hơn.
- Rào cản từ phía các DNNN trong diện phải
cổ phần hóa. Do thể chế hiện hành và vị trí của
DNNN hiện tại cùng chỗ dựa từ chủ sở hữu
nhà nước vẫn tạo cho DNNN nhiều lợi thế tiếp
cận nguồn lực hơn so với DN khu vực tư nhân,
nhiều DNNN cố tình chậm triển khai quá trình
cổ phần hóa.
BẢNG 2: TỶ TRỌNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN CỦA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Tên chỉ tiêu
2000 2005 2014
Số doanh nghiệp
13,62 3,83 0,76
Số lao động
88,46 33,54 12,67
Nguồn vốn
78,11 54,43 31,77
Giá trị tài sản cố định
55,83 51,43 39,75
Doanh thu
54,94 38,97 22,24
Lợi nhuận
42,69 40,04 33,25
Nộp ngân sách
50,65 40,92 39,38
Nguồn: Hiệu quả của các DN trong nước 2005-2014, Tổng cục Thống kê
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...90
Powered by FlippingBook