TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 18

20
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Quy mô của các DN này tăng chủ yếu từ nhu cầu
vốn đầu tư ngày càng tăng và khả năng huy động vốn
trên thị trường chứng khoán thông qua hình thức phát
hành thêm. Hầu hết các DNNN sau CPH thực hiện
niêm yết đều có những lợi thế nhất định do được thừa
hưởng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và một số ưu
đãi từ chính sách CPH; đồng thời, cơ chế hoạt động
theo mô hình mới cũng năng động hơn nên tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh có những chuyển tích
cực. Phần lớn các DN đều có nguồn giữ lại để tăng
vốn điều lệ, hoặc đáp ứng đủ điều kiện cũng như uy
tín để huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua việc
phát hành thêm.
Bốn là,
việc hình thành Tổng công ty Đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) để thực hiện chức năng
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN thực
hiện CPH thuộc các bộ, địa phương đã giúp để đổi
mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại DN, thực
hiện một bước việc tách bạch chức năng quản lý nhà
nước với chức năng quyền đại diện chủ sở hữu vốn,
tài sản nhà nước tại DN của các cơ quan quản lý nhà
nước (bộ, ngành, UBND các địa phương).
Năm là,
CPH đã làm thay đổi cách thức quản trị
công ty, việc kiểm tra, giám sát của các cổ đông trong
và ngoài DN đã có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi
mới phương thức quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao
hiệu quả DN.
Hầu hết các DNNN sau khi cổ phần đều đã tuân
thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của
pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
như các công ty đại chúng khác. Cụ thể: (i) các DN đều
xây dựng điều lệ theo quy định của Luật DN, trong đó
79% DN sử dụng điều lệ mẫu (Điều lệ mẫu tại Thông
tư 121/2012/TT-BTC không mang tính chất bắt buộc)
và xây dựng quy chế nội bộ về quản trị công ty; (ii) về
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: 97%-99% các DN
có số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát theo đúng quy định...
Nhìn chung, CPH DNNN trong thời gian qua là
một quá trình đổi mới về tư duy, nhận thức, quan
điểm và tổ chức chỉ đạo thực hiện, trong đó giai đoạn
2001 - 2015 được xác định là giai đoạn đẩy mạnh sắp
Số liệu báo cáo của các doanh nghiệp nhà nước
đã cổ phần hoá cho thấy, kết quả hoạt động
kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với
năm trước khi cổ phần hoá. Cụ thể: Vốn điều lệ
tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở
hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận
trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%;
thu nhập bình quân tăng 33%.
xếp, cổ phần hóa DNNN. CPH DNNN đã được triển
khai theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Đảng, các
kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới DNNN,
trở thành giải pháp quan trọng, tạo chuyển biến cơ
bản trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của các DNNN; hình thành được các pháp nhân đa
sở hữu, tạo điều kiện để các DN đổi mới phương thức
quản lý, quản trị theo thông lệ, huy động vốn.
Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan song
qua thực tế cũng cho thấy, sau CPH, hoạt động của
các DN vẫn còn mặt hạn chế cần được khắc phục như:
Một là,
một số DN sau khi CPH chưa có sự đổi
mới thực chất về quản trị kinh doanh so với yêu cầu
và tiềm năng, hiệu quả chưa tương xứng với nguồn
lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh thấp, trình độ công
nghệ, năng suất lao động của nhiều DN còn thấp, sức
cạnh tranh yếu.
Hai là,
tỷ lệ vốn nhà nước ở các công ty cổ phần
còn cao, do lượng cổ phần chào bán ra công chúng
đạt thấp so với phương án CPH DN. Mặt khác, số
lượng DN thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần
chi phối khi CPH còn lớn, làm giảm mức độ hấp dẫn
tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn,
chuyên nghiệp và là rào cản của quá trình thay đổi nền
tảng quản trị.
Năm 2015 có 128 DN bán đấu giá cổ phần lần đầu
ra công chúng nhưng bình quân chỉ bán được 36%
tổng số lượng cổ phần chào bán; sau khi bán cổ phần
lần đầu, số DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là
196 DN (chiếm 60% số DN đã bán cổ phần); đặc biệt
có tới 55 DN (chiếm 17% số DN đã bán cổ phần) có số
vốn nhà nước năm giữ trên 90% vốn điều lệ. Điển hình
như: Tổng công ty Điện lực - Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tỷ lệ vốn nhà
nước nắm giữ 99,65%; Tổng công ty khoáng sản - TKV
tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ 98%; Tổng công ty công
nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ
98,2%; Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc
tỷ lệ vốn nhà nước 97,42%.
Ba là,
việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị
trường chứng khoán của các DN sau CPH chưa được
thực hiện đầy đủ.
Theo quy định tại Quyết định 51/2014/QĐ-TTg
ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị
định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ,
trong thời hạn 90 ngày kể từ kết thúc đợt chào bán
chứng khoán ra công chúng để CPH DNNN theo quy
định của pháp luật về CPH phải hoàn tất các thủ tục
đăng ký lưu ký cổ phần và đăng ký giao dịch trên hệ
thống giao dịch Upcom, DN nào đủ điều kiện phải
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...90
Powered by FlippingBook