TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 8

10
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Quá trình cổ phần hóa còn nhiều bất cập
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị
trường. Tuy nhiên, trong suốt ba thập kỷ cải cách
mở cửa (kể từ năm 1986 đến nay), quá trình cổ phần
hóa các DNNN tại Việt Nam lại diễn ra tương đối
chậm. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, quá trình cổ
phần hóa DNNN còn nhiều tồn tại, bất cập, thể hiện
qua các tiêu chí như:
Thứ nhất,
số lượng các DN được cổ phần hóa còn
ít. Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước sắp xếp được
558 DNNN, trong đó cổ phần hóa được 478 đơn vị
và chủ yếu là các DN quy mô nhỏ.
Thứ hai,
mức độ cổ phần hóa tại mỗi DN còn
thấp. Tại hầu hết các DN đã được cổ phần hóa, tỷ lệ
sở hữu của Nhà nước vẫn ở mức trên 50%, thậm chí
hơn 75%. Trong giai đoạn 2013-2015, quy mô thoái
vốn nhà nước tại các DN chỉ đạt mức 17.000 tỷ đồng,
một con số quá nhỏ so với quy mô vốn chủ sở hữu
hơn 1,3 triệu tỷ đồng và quy mô tổng tài sản hơn 3
triệu tỷ đồng tại các DNNN hiện nay.
Thứ ba,
nhiều DN đã cổ phần hóa chưa được niêm
yết trên sàn chứng khoán, điển hình như Sabeco,
Habeco. Đó là chưa kể sức mạnh của khu vực kinh
tế nhà nước trong những năm qua còn được củng
cố thông qua việc thành lập các tập đoàn kinh tế
Nhà nước.
Việc chậm chễ trong cổ phần hóa là một trong
những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của khu vực kinh tế nhà nước thấp
trong những năm gần đây, từ đó kéo tăng trưởng
của nền kinh tế xuống thấp hơn mức trung bình của
giai đoạn trước. Từ năm 2005 đến nay, tốc độ tăng
trưởng trung bình của khu vực kinh tế nhà nước
chỉ đạt mức 5,2%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài và thậm chí cả khu vực
kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế cá thể (bảng 1).
Hơn nữa, việc tốc độ cổ phần hóa DNNN diễn ra
chậmcũng là nguyên nhân khiến cho quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế dậm chân tại chỗ. Trong giai đoạn
MỘT SỐTHÁCHTHỨC TRONGQUÁ TRÌNH CỔ PHẦNHÓA
DOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC TẠI VIỆT NAM
TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ -
Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tái cơ cấu
nền kinh tế nước ta thời gian qua. Trải qua hơn 20 năm triển khai thực hiện, cổ phần hóa đã tạo ra
những “cú hích” mạnh mẽ cho phát triển không chỉ bản thân doanh nghiệp mà cả nền kinh tế. Mặc
dù việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều thách thức nhưng cần
phải khẳng định rằng, cổ phần hóa là con đường tất yếu để chuyển sang kinh tế thị trường và thúc
đẩy tăng trưởng, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.
Từ khóa: Cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước.
BẢNG 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2005-2015 (%)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung
bình
Tổng số
7,55 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 6,24
Kinh tế nhà nước
7,37 6,17 5,91 4,36 3,99 4,64 4,79 5,80 4,76 4,05 5,37 5,20
Kinh tế ngoài nhà nước
6,03 5,29 6,03 5,82 6,63 7,08 7,93 6,01 4,73 5,85 6,32 6,15
Kinh tế tập thể
3,98 3,51 3,32 3,01 2,85 3,32 4,83 4,38 4,63 4,58 5,97 3,96
Kinh tế tư nhân
14,01 14,85 15,73 10,97 9,43 8,46 8,44 8,02 6,05 6,75 8,42 10,10
Kinh tế cá thể
4,63 3,30 3,92 4,79 6,40 7,27 8,21 5,77 4,45 5,80 5,97 5,50
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
13,22 14,33 13,04 7,85 4,81 8,07 7,69 7,42 7,86 8,45 10,71 9,40
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
-
-
-
-
-
-
2,07 -1,60 6,42 7,93 5,54
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...90
Powered by FlippingBook