So ky 1 thang 2 - page 32

34
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
thu đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện
cho DN và người dân có thêm nguồn lực cho đầu
tư và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển. Cải cách thể chế trong lĩnh vực
tài chính đã bảo đảm đồng bộ với cải cách thể chế
trong các lĩnh vực có liên quan, góp phần thúc
đẩy các yếu tố thị trường và các loại thị trường
tài chính phát triển, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng, thuận lợi cho đầu tư và sản xuất kinh
doanh của DN.
Trong lĩnh vực tài chính, chỉ số cải cách hành
chính có sự cải thiện rõ rệt; thủ tục hành chính thuế,
hải quan đã được rà soát và đơn giản hóa; rút ngắn
số giờ nộp thuế; mở rộng triển khai nộp thuế qua
hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh tự động hóa quy
trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính
thuế, khuyến khích các DN thực hiện việc kê khai
thuế qua mạng Internet; giảm thời gian làm thủ tục
hải quan, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Các tổ chức quốc tế lớn cũng đã ghi nhận những
cải thiện về môi trường kinh doanh của Việt Nam
trong thời gian qua. Báo cáo môi trường kinh doanh
2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, Việt
Nam thuộc nhóm các nước cải cách mạnh mẽ nhất
về môi trường kinh doanh; Báo cáo Năng lực cạnh
tranh toàn cầu 2015-2016 của Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF) cũng khẳng định, chỉ số năng lực cạnh
tranh của Việt Nam năm 2015 có sự cải thiện đáng
kể so với năm 2014 khi tăng 12 bậc, lên vị trí 56/140
nền kinh tế.
Một số tồn tại, hạn chế
Mặc dù cơ chế chính sách tài chính liên tục được
bổ sung, sửa đổi góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhưng
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng cũng đang bộc lộ một số hạn chế cần
tiếp tục được khắc phục như:
Một là,
phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa
tập trung ưu tiên cho các dự án quan trọng, cấp
bách, nợ đọng trong xây dựng cơ bản chưa được
giải quyết triệt để; Đầu tư công chưa thật sự phát
huy vai trò đột phá, tạo dựng môi trường để thu
hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác; cơ cấu
đầu tư vùng, miền còn chưa hợp lý, xu thế cục bộ
địa phương chậm được khắc phục. Trong khi đó,
việc đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển
vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nguồn vốn từ
NSNN vẫn là chủ yếu. Tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa
còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Quy
mô TTCK tuy đã có sự tăng trưởng nhanh nhưng
vẫn chưa tương xứng tiềm năng; thị trường trái
phiếu quy mô còn nhỏ, đặc biệt là thị trường trái
phiếu DN; các tổ chức định mức tín nhiệm chưa
phát triển. Phân khúc khai thác bảo hiểm còn chưa
đồng đều; hiệu quả của hoạt động tái bảo hiểm còn
thấp; vẫn còn tình trạng gian lận trong kinh doanh
bảo hiểm.
Hai là,
phát triển KHCN của Việt Nam gặp nhiều
khó khăn; Tiềm lực KHCN chậm được cải thiện,
chưa làm chủ được quá trình nội địa hóa công
nghiệp phụ trợ; Ứng dụng KHCN chưa trở thành
động lực nội sinh của từng DN, ngành, lĩnh vực.
Ba là,
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ở Việt Nam thời gian qua cũng đang bộc lộ một số
vấn đề. Chất lượng nguồn nhân lực chậm được cải
thiện. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp. Chất
lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, đào
tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế...
Bốn là,
hệ thống hạ tầng cơ sở của Việt Nam, đặc
biệt là hệ thống hạ tầng giao thông còn thiếu đồng
bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Năm là,
mặc dù môi trường kinh doanh và năng
lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện đáng
kể nhưng thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp so
với các nước trong khu vực. Theo Báo cáo môi
trường kinh doanh 2016 của Ngân hàng Thế giới,
Việt Nam đứng thứ 5 về môi trường kinh doanh
ở khu vực Đông Nam Á sau Singapore, Malaysia,
Thái Lan, và Brunei.
Bên cạnh đó, cải cách pháp lý liên quan tới môi
trường kinh doanh chưa được tiến hành triệt để;
việc thi hành các văn bản pháp luật, chính sách còn
chưa hiệu quả, hệ thống hạ tầng viễn thông, đầu tư
cơ sở vật chất ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu
cầu đã làm hạn chế thực hiện cải cách thủ tục hành
chính nói chung và thủ tục hành chính tài chính,
nói riêng, khiến thời gian làm thủ tục thuế, hải
quan, đăng ký kinh doanh… còn có khoảng cách so
với nhiều nước trong khu vực.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo số 77/BC-CP ngày 16/03/2016 của Chính phủ trình Quốc hội;
2. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực tài chính
– NSNN giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng 2016 – 2020;
3. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp và
năng suất lao động phục vụ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng;
4. Bộ KHCN (2016), “KHCN Việt Nam 2015”, NXB Khoa học và Kỹ thuật;
5. Con đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015: Những thách thức và
cơ hội đối với các DN” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...66
Powered by FlippingBook