So ky 1 thang 2 - page 38

40
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
Trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung
tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội cả nước. Các trục đường
giao thông đường bộ, sân bay, bến cảng, hạ tầng
viễn thông, thủy lợi, hệ thống trường học, bệnh
viện, các công trình văn hóa, thể thao, các trung
tâm khoa học - kỹ thuật tài chính, vận tải du lịch,
hệ thống đô thị đã từng bước được đồng bộ hóa.
Cuộc sống của người dân trong các vùng ngày
càng được cải thiện và nâng cao. Các chỉ tiêu về
tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người có
chiều hướng thay đổi tích cực ở tất cả 6 vùng kinh
tế - xã hội.
Bốn là, liên kết nội vùng và liên vùng ngày càng
được chú trọng.
Liên kết nội vùng, liên kết vùng ngày càng được
chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng
như: Vấn đề phân cấp ngày càng rõ ràng và minh
bạch; Các tổ chức và các cơ chế hợp tác liên vùng
dần được hình thành; Lực lượng sản xuất, điều
chỉnh quy hoạch phát triển đã được phân bố lại
phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; Hệ
thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông
đường bộ liên tỉnh và quốc tế từng bước được xây
dựng và đồng bộ; Không gian kinh tế du lịch vùng
thống nhất được thiết lập; Liên kết đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực được đẩy mạnh; Bên cạnh
đó, hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây
dựng cơ chế chính sách để đầu tư phát triển chung
của vùng cũng được quan tâm triển khai; Công
tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn
vùng đã được chú ý; Các vấn đề về cải thiện môi
trường kinh doanh, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh
tranh vùng; xây dựng hệ thống thông tin và trao
đổi thông tin kinh tế - xã hội, đầu tư trên địa bàn;
hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai
và biến đổi khí hậu cũng trở thành nội dung chính
trong liên kết vùng.
Tồn tại và hạn chế
Liên kết giữa nội vùng và ngoại vùng còn hạn
chế; sự hợp tác và liên kết vùng còn lỏng lẻo từ quy
hoạch phát triển, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn
lực đến cơ chế phối hợp điều hành. Việc liên kết,
hợp tác nội vùng và liên vùng về cơ bản vẫn chưa
có bước tiến mạnh về chất và những thay đổi mang
tính đột phá. Dường như các sáng kiến, các hoạt
động vẫn chưa thực sự tạo ra động lực và “chất
kết dính” đủ mạnh giữa các địa phương trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội; Hợp tác nội vùng
và liên vùng về cơ bản vẫn đang dẫm chân tại chỗ,
chưa tạo ra cơ chế, động lực thực sự…
Chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống
dân cư giữa các vùng còn khá lớn. Sự mất cân đối
thể hiện ở chênh lệch về trình độ phát triển kinh
tế; về điều kiện kết cấu hạ tầng và tiếp cận, hưởng
thụ các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế... giữa các
vùng vẫn còn lớn.
Kết cấu hạ tầng vùng và liên vùng đã được cải
thiện, song còn chưa đồng bộ, vừa thiếu lại vừa
thừa. Kết cấu hạ tầng đã được cải thiện đáng kể,
song đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu
vẫn chậm, chất lượng thấp, tính kết nối, tính liên
hoàn, tính đồng bộ và hợp lý còn hạn chế, thiếu
trọng điểm vào các khu kinh tế để thu hút đầu tư,
còn theo chiều rộng.
Sự trùng lắp về cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư
giữa các tỉnh, thành phố trong vùng dẫn đến cạnh
tranh không hiệu quả và triệt tiêu các lợi thế của
các địa phương. Thực trạng quy hoạch kinh tế theo
địa giới hành chính, cát cứ địa phương đang làm
cho vùng kinh tế manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh
tranh trên thị trường. Sự lựa chọn định hướng đầu
tư của các tỉnh trong vùng tương đồng nhau, quy
mô thị trường lại nhỏ hẹp, dẫn đến sự cạnh tranh
không lành mạnh và làm suy giảm năng lực phát
huy các nguồn lực… Thực trạng này làm cho môi
trường đầu tư thiếu hấp dẫn, kém hiệu quả và gây
lãng phí lớn.
Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, thiếu khung khổ, thể chế quản trị vùng.
Vấn đề xác lập chủ thể quản lý và thể chế vùng
kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết. Đây là loại vùng
phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như
để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội
trên mỗi vùng của đất nước, là tổ hợp các đơn vị
hành chính - lãnh thổ cấp tỉnh bao gồm nhiều chủ
thể độc lập. Vùng kinh tế - xã hội không phải là
một đơn vị hành chính - lãnh thổ, đồng nghĩa là
không có chủ thể quản lý... Đây là mâu thuẫn nội
tại cơ bản dẫn đến hiệu lực thực thi, hiệu quả, tính
khả thi… các vùng kinh tế - xã hội chưa cao, chưa
đạt được kỳ vọng mà các nhà hoạch định chính
sách đặt ra.
Thứ hai, liên kết chưa trở thành tư duy phát triển
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế ở các
cấp chính quyền.
Phát triển các vùng kinh tế - xã hội đã có trong
các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị và các
quyết định, chương trình hành động của Chính
phủ, song hầu như các tỉnh, thành chưa thực sự
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...66
Powered by FlippingBook