So ky 1 thang 2 - page 34

36
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
khi đó Singapore đứng thứ 2, Malaysia đứng thứ
25, Thái Lan đứng thứ 34, Indonesia đứng thứ 41.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn
còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước trong khu
vực (GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm
1996 là 3.047 USD, đến năm 2015 là 5.742 USD và
của Trung Quốc năm 1996 là 708,6 USD, đến năm
2015 là 8.141 USD. Trong khi con số tương ứng của
Việt Nam chỉ tăng từ mức 337,5 USD lên 2.088 USD
(IMF, 2016)...
Các hạn chế nói trên do nhiều nguyên nhân và
được biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất,
tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển
đổi mô hình tăng trưởng là một quá trình phức tạp,
nhiều nội dung với mục tiêu cốt lõi là nâng cao
hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong
xã hội, qua đó từng bước thay đổi cơ cấu nền kinh
tế hợp lý hơn, có năng suất và năng lực cạnh tranh
cao hơn, tạo ra các tiềm năng tăng trưởng ổn định
và bền vững. Để thực hiện các yêu cầu này đòi hỏi
cần phải có một nguồn lực đủ lớn, song thực tiễn
những năm qua huy động nguồn lực ở Việt Nam
đang đối mặt với nhiều thách thức. Đề án tổng thể
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng đặt ra các mục tiêu với phạm vi rộng, bao
hàm vấn đề tái cơ cấu kinh tế vùng, ngành, lĩnh
vực nhưng chưa làm rõ các phương thức huy động
nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu. Nguồn lực cho
việc đổi mới mô hình tăng trưởng được kỳ vọng
sẽ dựa chủ yếu vào khu vực tư nhân nhưng thực
tế lại đang thiếu một thiết chế đồng bộ, hiệu quả
để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này và còn
nhiều rào cản trong việc việc gia nhập thị trường
của doanh nghiệp.
Cùng với đó, quy mô ngân sách nhà nước so với
giai đoạn trước đang có xu hướng giảm, ảnh hưởng
đến yêu cầu tăng cường đầu tư cho các yếu tố tiền
đề để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tính bền vững
trong cân đối ngân sách nhà nước những năm gần
đây xuất hiện nhiều rủi ro, đó là xu hướng giảm
mức độ động viên ngân sách nhà nước so GDP,
trong khi áp lực về chi ngân sách nhà nước vẫn ở
mức cao. Tỷ lệ động viên ngân sách nhà nước so
với GDP đã giảm từ mức 27,3% năm 2010 xuống
còn khoảng 23,8% năm 2015. Sự sụt giảm này cũng
với áp lực chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước
ở mức cao đã làm cho quy mô chi đầu tư phát triển
trong cân đối ngân sách nhà nước giảm từ mức
8,49% GDP xuống còn khoảng 5,65% GDP trong
giai đoạn này. Quy mô chi đầu tư phát triển giảm
dự báo sẽ có những tác động tiêu cực đối với tăng
trưởng trong dài hạn nếu như không có sự bù đắp
kịp thời từ các nguồn khác. Mặc dù đến nay, các
chỉ số nợ công cơ bản vẫn trong giới hạn đề ra song
diễn biến nợ công là rất đáng quan ngại, áp lực về
cân đối nguồn trả nợ trong những năm tới dự báo
sẽ rất lớn. Một số vấn đề mới phát sinh như ứng
phó biến đổi khí hậu, xử lý ô nhiễm môi trường
hay thực hiện các Mục tiêu về phát triển bền vững
2030 (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết cũng sẽ đặt
thêm các áp lực mới cho ngân sách nhà nước trong
việc cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện.
Thứ hai,
yêu cầu nâng cao hiệu quả phân bổ
nguồn lực phục vụ quá trình tái cơ cấu nền kinh
tế sớm được nhận diện nhưng đến nay sự chuyển
biến còn chậm, còn thiếu các cơ chế phù hợp để
phát huy vai trò hiệu quả của thị trường trong việc
phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội. Thị trường
các nhân tố sản xuất còn chậm phát triển và bị
“méo mó” trên nhiều khía cạnh. Cùng với đó, việc
hình thành, xác định các mục tiêu, định hướng
phát triển vẫn còn chưa được đặt trong mối quan
hệ tổng thể với yêu cầu về nguồn lực thực hiện nên
còn manh mún, dàn trải.
Thứ ba,
nguồn lực tài chính nhà nước một mặt
sử dụng còn kém hiệu quả, mặt khác chưa phát
huy vai trò “tạo môi trường” để thu hút sự tham
gia đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Nhà
nước tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực mà về
nguyên tắc khu vực ngoài nhà nước có thể thực
hiện hiệu quả hơn. Khu vực kinh tế Nhà nước
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nhưng hiệu quả
sử dụng nguồn lực còn hạn chế. Tình trạng kinh
doanh thua lỗ, kém hiệu quả của khu vực doanh
nghiệp nhà nước chậm được nhận diện và có biện
pháp xử lý phù hợp. Cơ chế phân cấp quản lý kinh
tế, quản lý ngân sách nhà nước và đầu tư được
đẩy mạnh nhưng trong thực hiện lại thiếu đồng bộ,
thiếu các cơ chế giám sát hiệu quả. Tỷ trọng đầu tư
từ nguồn ngân sách trung ương giảm những năm
gần đây cũng đã làm cho việc tập trung đầu tư vào
các công trình có quy mô lớn phục vụ phát triển
ngành, lĩnh vực, liên kết vùng bị hạn chế đáng kể.
Thứ tư,
Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến
Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn
mạnh mục tiêu: “Phát triển kinh tế nhanh và
bền vững; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm
trước trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,
đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế...”
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...66
Powered by FlippingBook