So ky 1 thang 2 - page 36

38
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu, nhất là thị
trường trái phiếu doanh nghiệp.
Ba là,
đảm bảo huy động hiệu quả các nguồn
lực công, đặc biệt là nguồn lực ngân sách nhà nước
cho phát triển kinh tế - xã hội và tái cơ cấu nền
kinh tế. Tăng cường sự bền vững về thu ngân sách
nhà nước cả về quy mô và cơ cấu thông qua việc
tiếp tục cải cách tổng thể hệ thống thuế, qua đó
xây dựng một hệ thống thuế “thân thiện với tăng
trưởng”, nhất quán với các định hướng về tái cơ
cấu nền kinh tế.
Quá trình cải cách hệ thống thuế cần được thực
hiện trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về đánh
thuế được thừa nhận chung, phù hợp với xu hướng
cải cách thuế trên thế giới. Đó là: i) Duy trì một hệ
thống chính sách thuế có “tính cạnh tranh”, mức
thuế suất hợp lý, cơ sở tính thuế rộng, phù hợp với
xu hướng cải cách thuế trong khu vực và trên thế
giới; ii) Rà soát và hợp lý hóa hệ thống chính sách
ưu đãi thuế, đảm bảo các chính sách ưu đãi có trọng
tâm, có chọn lọc phù hợp với định hướng tổng thể
về tái cơ cấu nền các ngành, lĩnh vực; khắc phục cho
được ưu đãi dàn đều, manh mún vừa không hiệu
quả vừa lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước; iii)
Đơn giản hoá, đảm bảo tính minh bạch, công khai
của hệ thống thuế; iv) Nghiên cứu có chính sách để
động viên vào ngân sách các nguồn thu tiềm năng
như thuế bất động sản, các khoản thu liên quan đến
tài nguyên, tài sản nhà nước để có thêm nguồn lực
cho tái cơ cầu nền kinh tế.
Bốn là,
thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước
với một lộ trình cụ thể và cam kết chính trị đủ
mạnh và một Chương trình hành động rõ ràng
theo chủ trương, giải pháp được chỉ ra trong
Nghị quyết số 07 NQ/TW ngày 18/11/2016 của
Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại
ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo
nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Triển
khai đồng bộ, hiệu quả Luật Ngân sách nhà nước
2015, hướng tới phân bổ và quản lý nguồn lực
ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm
vụ (đầu ra); đồng thời, phân định rõ nội dung và
phạm vi mà ngân sách nhà nước bảo đảm, từ đó
hình thành lộ trình cụ thể để điều chỉnh cơ cấu chi
ngân sách nhà nước, từng bước tăng quy mô chi
cho đầu tư phát triển. Việc phân bổ và sử dụng
nguồn lực ngân sách nhà nước phải hướng vào
việc thực hiện các ưu tiên chiến lược của nền kinh
tế trong từng giai đoạn. Tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, minh bạch và trách nhiệm của các cấp, các
cá nhân trong quá trình sử dụng ngân sách nhà
nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển và các khoản
vay được Chính phủ bảo lãnh.
Năm là,
thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy
mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Kiên
quyết giảm bớt số lượng doanh nghiệp mà Nhà
nước cần nắm giữ cổ phần, đảm bảo thực hiện
đúng nguyên tắc là Nhà nước chỉ đầu tư vào các
doanh nghiệp nhà nước để thực hiện nhiệm vụ
trong những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không
thực hiện được và để khắc phục các “thất bại của
thị trường”. Thực hiện nghiêm Quyết định số
58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh
mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp
giai đoạn 2016 – 2020. Cùng với đó, tăng cường
công khai minh bạch kết quả hoạt động của khu
vực doanh nghiệp nhà nước theo quy định của
pháp luật để tăng cường sự giám sát của cộng
đồng, của các cơ quan dân cử đối với hoạt động
của khu vực này, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp
nhà nước thua lỗ kéo dài.
Hiệu ứng của việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng thời gian qua nhìn
chung là khá tích cực, song cũng đang còn nhiều
điểm hạn chế. Để khắc phục có kết quả những vấn
đề đặt ra trong quá trình thực hiện tái cơ cấu đòi
hỏi phải có những giải pháp mới, đồng bộ, nhất là
đối với yêu cầu tăng cường hiệu quả huy động và
phân bổ nguồn lực. Trong đó, cần nhấn mạnh và
coi trọng hơn nữa vai trò của thị trường trong quá
trình phân bổ các nguồn lực của xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2016), Số liệu công khai ngân sách,
;
2. Tổng cục Thống kê (2016). “Niên giám thống kê” (các năm);
3. Vũ Nhữ Thăng (2015), “Tái cơ cấu nền kinh tế: Tăng cường liên kết 3 trọng
tâm”, Tài chính Việt Nam 2014 - 2015: Ổn định vĩ mô - Hội nhập toàn
diện, NXB Tài chính;
4. World Economic Forum (2015), “Global Competitiveness Report
2016/2017”;
5. IMF (2016), World Economic Outlook Database, October 2016, http://
Hiệu ứng của việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng thời gian qua
nhìn chung là tích cực, song cũng đang còn
nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục có kết quả
những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện
tái cơ cấu đòi hỏi phải có những giải pháp mới,
đồng bộ; sự quyết liệt đồng thuận trong tổ
chức thực hiện các giải pháp đề ra.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...66
Powered by FlippingBook