So ky 1 thang 2 - page 40

42
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
vùng kinh tế - xã hội thông qua việc nghiên cứu,
làm rõ mô hình tăng trưởng đối với từng vùng
kinh tế, từng địa phương. Theo đó, cơ chế, chính
sách liên kết vùng kinh tế cần tập trung vào các
nội dung sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện chính sách về quy
hoạch vùng kinh tế, kinh tế địa phương đảm bảo
nền tảng để phát huy hiệu quả liên kết nội vùng,
liên vùng; Rà soát đảm bảo bố trí không gian, cơ
cấu kinh tế - xã hội hợp lý, hiệu quả kết nối nội
vùng, liên vùng để thúc đẩy tính liên kết nội vùng
và tính đồng nhất, phù hợp với chiến lược phát
triển vùng kinh tế - xã hội; đảm bảo mỗi vùng kinh
tế thực hiện chức năng nhất định trong phát triển
kinh tế - xã hội vùng.
Hai là,
xây dựng ban hành cơ chế, chính sách
khuyến khích mang tính đặc thù cho từng vùng
kinh tế. Cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng
về đặc điểm của từng vùng để từ đó có những
chính sách riêng, đặc thù cho từng vùng, đặc
biệt là những chính sách phát huy lợi thế so
sánh, năng động của vùng. Các chính sách cũng
cần hướng tới thúc đẩy lợi thế so sánh hay lợi
thế tuyệt đối của từng vùng thành lợi thế cạnh
tranh của vùng, thể chế hiệu quả, đảm bảo tốt
chức năng từng vùng kinh tế trong phát triển
vùng kinh tế - xã hội.
Ba là,
rà soát loại bỏ chính sách không thích hợp
và cần đa dạng các chính sách phát triển các vùng
kinh tế. Đối với các vùng kinh tế trọng điểm, đặc
biệt là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và kinh tế
trọng điểm phía Nam, do các vùng này đã có sức
hút rất lớn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp
nhờ sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh, có nguồn nhân lực tốt... Vì vậy, không nên
tiếp tục áp dụng các chính sách ưu đãi đối với tất cả
các doanh nghiệp và nhà đầu tư, mà cần có chính
sách thu hút đầu tư có lựa chọn, đặc biệt khuyến
khích đầu tư vào các ngành sử dụng công nghệ
cao, hiện đại.
Bốn là,
chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước
cho phát triển vùng cần thể hiện rõ hướng đầu tư
ưu tiên, có trọng tâm vào một số vùng cụ thể theo
từng giai đoạn. Trong quá trình phân bổ ngân sách
đầu tư từ Trung ương tới địa phương, cần ưu tiên
cho các dự án quốc gia, tiếp đến là các dự án liên
tỉnh/thành phố, sau đó mới đến các dự án riêng
của tỉnh.
Năm là,
cần có cơ chế chia sẻ nguồn thu và nhiệm
vụ chi nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các vùng
kinh tế. Các khoản tiền thu từ thuế sau khi đã trừ
đi khoản tái đầu tư thì được dùng để phân chia cho
các địa phương trong vùng trên nguyên tắc nhằm
đảm bảo duy trì động cơ xây dựng thêm cơ sở hạ
tầng mới của các tỉnh đồng thời giảm sự cạnh tranh
không lành mạnh giữa các tỉnh.
Sáu là,
nghiên cứu thành lập Quỹ Phát triển
vùng để triển khai đồng bộ các dự án mang tính
liên vùng, liên tỉnh. Quỹ Phát triển vùng với
nhiệm vụ huy động nguồn tài chính đầu tư cho
các chương trình, dự án có tính chất vùng, vì sự
phát triển chung của vùng.
Bảy là,
coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, tổng
kết thực tiễn quá trình thực thi chính sách phát
triển vùng kinh tế, theo dõi, giám sát việc thực hiện
các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước
để kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phù
hợp với những biến đổi, thực tế về kinh tế, chính
trị, xã hội của vùng.
Về cơ cấu, tổ chức quản trị vùng
Trước mắt, cần kiện toàn cơ cấu, tổ chức quản
trị 06 vùng kinh tế - xã hội. Thành lập các Ban Chỉ
đạo phát triển vùng tại các vùng kinh tế - xã hội
(gọi là Ban Chỉ đạo vùng kinh tế - xã hội); chức
năng, nhiệm vụ chính của Ban Chỉ đạo vùng kinh
tế - xã hội là thực hiện chủ trương, đường lối lớn
của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội
gắn với an ninh - quốc phòng để chỉ đạo cấp vùng,
địa phương tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất
các cơ chế, chính sách riêng cho vùng kinh tế, đảm
bảo sự thống nhất trong toàn vùng với các nhiệm
vụ, quyền hạn được phân cấp.
Bên cạnh đó, cần hình thành vùng kinh tế - xã
hội là đơn vị hành chính - lãnh thổ. Xác lập chủ
thể quản lý chính thức theo mô hình đơn vị hành
chính - lãnh thổ (một cấp hành chính), có nghĩa
là vùng kinh tế - xã hội là một đơn vị hành chính
- lãnh thổ (tên gọi là cấp hành chính vùng) trên
cơ sở cơ cấu 06 Ban Chỉ đạo và Hội đồng vùng
giai đoạn trước. Mặt khác, Đảng đã chủ trương
phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, có nghĩa là
đã hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ để ra đời
một loại hình đơn vị hành chính - lãnh thổ quy mô
lớn cấp vùng.
Tài liệu tham khảo:
1. Hương Thủy (2016), Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng;
2. PGS., TS. Lê Xuân Bá, Tổng quan về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình
tăng trưởng ở Việt Nam - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương;
3. Một số website: kinhtetrunguong.vn, pcivietnam.org, chinhphu.vn…
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...66
Powered by FlippingBook