So ky 1 thang 2 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
39
quân đầu người đạt trên 12 triệu đồng/người/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo xu thế
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ. Thu ngân sách hàng năm
trên 16%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng
đều qua các năm. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước (NSNN) giảm dần, tăng dần vốn xã hội
hoá đầu tư nhất là vốn đầu tư nước ngoài, thu hút
đầu tư tăng cả về số dự án đầu tư và vốn đầu tư.
Văn hóa - xã hội cũng đã có những bước phát
triển và đạt được nhiều kết quả tích cực. Giáo dục
- đào tạo, y tế phát triển nhanh; An sinh xã hội có
nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân trong vùng từng
bước được cải thiện; An ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội cơ bản ổn định; Chủ quyền biên giới
quốc gia được giữ vững, công tác quốc phòng, an
ninh được tăng cường…
Hai là, các vùng đã chủ động và từng bước phát huy
tiềm năng, thế mạnh.
Điển hình là các vùng miền núi, vùng có nhiều
khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người…
đã chủ động khai thác, phát huy lợi thế về đất và
rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là tăng
diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao hơn. Chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp
chế biến, khai thác và chế biến khoáng sản, công
nghiệp vật liệu xây dựng và chú trọng phát triển
du lịch sinh thái. Một số các loại hình dịch vụ cũng
đã được đầu tư và phát triển nhanh, đặc biệt là
mạng lưới bưu chính viễn thông, cấp điện, nước...
Ba là, từng bước nâng cao mức sống của dân cư tại
các vùng.
LIÊNKẾT VÙNGTRONGTÁI CƠ CẤUKINHTẾ,
CHUYỂNĐỔI MÔHÌNHTĂNGTRƯỞNG
HOÀNG THỊ TƯ
– Ban Kinh tế Trung ương
Vấn đề phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng kinh tế đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hơn
10 năm qua, với việc ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư. Dù đã đạt được một số
kết quả nhất định, nhưng quá trình triển khai thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển
kinh tế vùng cũng còn nhiều hạn chế. Bối cảnh này đòi hỏi cần thiết xây dựng và ban hành chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của mình, thúc đẩy liên kết vùng, tránh hiện tượng các cấp chính quyền
địa phương đều mong muốn “duy trì cơ cấu sản xuất khép kín” hay “phát triển kinh tế khép kín”.
Từ khóa: Kinh tế vùng, liên kết vùng, chiến lược kinh tế - xã hội
Ngày nhận bài: 30/12/2016
Ngày chuyển phản biện: 31/12/2016
Ngày nhận phản biện:8/1/2017
Ngày chấp nhận đăng: 10/1/2017
The issues of regional economic development,
regional economic linking has been paid proper
attention by the Party and the Government since
the last 10 years through the releases of different
investment policies and mechanisms. In spite
of certain achievements, the implementation of
policies and mechanisms for regional economic
development has shown limitations. This
requires building and release of socio-economic
development strategy for separate region to base
for local socio-economic development, enhancing
regional linking to avoid “closed production
mechanism” of the local authorities.
Keywords: Regional economy, regional linking,
socio-economic development strategy
Tổng quát về phát triển vùng kinh tế hiện nay
Một số kết quả trong phát triển liên kết vùng
Một là, liên kết vùng đã tạo lợi thế động, góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội các vùng.
Các vùng đã từng bước phát huy được tiềm
năng, lợi thế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các
vùng đạt khá cao trên 10%/năm, thu nhập bình
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...66
Powered by FlippingBook