K1 T3 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
51
Giải pháp nâng cao cao hiệu quả,
hiệu lực công tác quản lý chuyên ngành
Hải quan là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động
XNK, các giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực
công tác quản lý chuyên ngành cần tập trung thực
hiện gồm:
Thứ nhất,
xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp quy.
(i) Rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các
văn bản pháp quy do các bộ, ngành quy định liên
quan đến quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa
XNK, loại bỏ những bất cập, những quy định chưa
thống nhất theo các quan điểm, đề xuất xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật về thông quan hàng
hóa XNK thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành,
bao gồm: kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm,
kiểm tra chất lượng
(ii) Rà soát, xây dựng và ban hành đầy đủ Danh
mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành
theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành và
tập trung trọng điểm những mặt hàng cần kiểm tra
tại cửa khẩu, cần kiểm tra trước khi thông quan;
công bố những mặt hàng được kiểm tra chuyên
ngành sau thông quan (trước khi đưa ra lưu thông).
(iii) Các bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên
ngành phối hợp với Bộ Tài chính định kỳ hàng năm
rà soát các Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên
ngành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những mặt
hàng có thay đổi, phát sinh trên thực tế nhằm mục
tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước về kiểm
tra chuyên ngành, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của DN.
Các danh mục chuyên ngành phải được ban
hành kèm mã số HS đảm bảo thống nhất với Danh
mục hàng hóa xuất nhập khẩu và Biểu thuế XNK
hiện hành. Bộ Tài chính tổng hợp, mã hóa toàn bộ
các danh mục để cập nhật vào Hệ thống thông quan
điện tử của Tổng cục Hải quan.
(iv) Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra
chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra. Đối với hàng
hóa thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm
tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật: các bộ, ngành
xây dựng và công bố các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị có chức
năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật để
thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn
thực phẩm, đồng thời thực hiện khuyến khích tăng
cường xã hội hóa việc tham gia kiểm tra nhằm phát
huy nguồn lực hiện có của các bộ/ngành.
Thứ hai,
đổi mới căn bản phương thức quản lý,
kiểm tra chuyên ngành.
(i) Nghiên cứu thực hiện việc kiểm tra chuyên
ngành trước khi thông quan có trọng tâm, trọng
điểm, tại các thời điểm phù hợp; cần tăng cường
biện pháp để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối
với hàng hóa XNK tại 3 thời điểm khác nhau gồm:
Kiểm tra trước khi hàng đến cửa khẩu để XNK;
Kiểm tra tại cửa khẩu nhập; Kiểm tra trong nội địa.
(ii) Củng cố xây dựng và hoàn thiện bộ máy kiểm
tra chuyên ngành đáp ứng với yêu cầu thực tiễn
trong trong giai đoạn hiện nay; trong đó, cần nâng
cao năng lực quản lý, đổi mới phương pháp làm
việc, tăng cường trang bị nguồn lực (con người),
trang thiết bị, điều kiện làm việc.
(iii) Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên
ngành, áp dụng phương pháp kiểm tra chuyên
ngành trên cơ sở phân tích thông tin rủi ro nhằm
giảm thời gian thông quan hàng hóa như: Thực hiện
việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đối với hàng
hóa có nguy cơ cao ảnh hưởng đến dịch bệnh, sức
khỏe người dân, an ninh xã hội và môi trường; Ưu
tiên và tạo thuận lợi về kiểm tra chuyên ngành đối
với các mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu
và hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất nhưng
trong nước chưa sản xuất được; Nghiên cứu áp
dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra
chuyên ngành như: Kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra
sau đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa có
xuất xứ từ các nước G7, hàng hóa của DN tuân thủ
tốt pháp luật.
(iv) Tăng cường công nhận lẫn nhau về kết quả
kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất
lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc
gia, khu vực có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như EU, Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand...
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Hải quan 2014;
2. Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát
hải quan; thuế xuất - nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất -
nhập khẩu;
3.
.
Bên cạnh đó, nhiều danh mục hàng hóa thuộc
đối tượng kiểm tra chuyên ngành do các bộ
quản lý chuyên ngành ban hành không có mã
số hồ sơ kèm theo cũng khiến cho cơ quan Hải
quan và doanh nghiệp thực sự lúng túng khi
áp dụng thực tiễn.
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...94
Powered by FlippingBook