K2 T4 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
32
Chính sách tín dụng đầu tư nhà nước trong hơn
10 năm qua đã từng bước được hoàn thiện, sửa đổi
để phù hợp với bối cảnh từng thời kỳ. Vốn tín dụng
đầu tư nhà nước đóng vai trò quan trọng hỗ trợ một
số ngành, lĩnh vực trọng điểm, tăng cường cơ sở vật
chất, kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế
trong thời gian qua, góp phần thu hút đầu tư vào
các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
đặc biệt khó khăn; Phát triển khu vực nông nghiệp,
nông thôn theo mục tiêu và định hướng phát triển
của Nhà nước; Tập trung vốn thực hiện chủ trương
xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở,
bảo vệ môi trường… góp phần nâng cao dịch vụ
công và đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình
mới, ngày 31/3/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư nhà
nước thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày
30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước, Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày
22/5/2013 và Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày
17/10/2013 của Chính phủ bổ sung Nghị định số
75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước. Có hiệu lực thi hành từ ngày
15/5/2017, Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có một số
điểm mới đáng ý chú ý sau:
- Về đối tượng cho vay:
Là các doanh nghiệp (DN),
đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh
tế khác vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
VDB có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án
được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban
hành kèm theo Nghị định này. Cụ thể, dự án được
vay vốn quy định trong danh mục thuộc các lĩnh
vực không phân biệt địa bàn đầu tư như: Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội; Nông nghiệp nông thôn; Lĩnh
vực công nghiệp; Các dự án đầu tư ra nước ngoài
T
rong giai đoạn 2006-2011, tín dụng đầu tư
của Nhà nước được thực hiện thông qua
kênh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
tăng trưởng khá mạnh, bình quân đạt gần 17%/
năm. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay, nhằm thực
hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn tín
dụng đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng
lớn trong tổng đầu tư xã hội để hỗ trợ cho kênh đầu
tư từ ngân sách nhà nước. Theo Quyết định số 46/
QĐ-TTg ngày 12/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ,
với VDB, về chỉ tiêu tín dụng vốn nước ngoài (ODA
cho vay lại) năm 2017 là 9.112 tỷ đồng trong khi đối
với tín dụng vốn trong nước, tăng trưởng tín dụng
cho vay đầu tư so với năm 2016 là 1%; dư nợ bình
quân tín dụng xuất khẩu 7.000 tỷ đồng…
nhữngđiểmmới của tíndụngđầutưnhànước
TS. Dương Xuân Thao
- Đại học Kinh tế Nghệ An
Tín dụng đầu tư của Nhà nước thường được dùng để hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần
kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần
khuyến khích đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhằm
đáp ứng yêu cầu tình hình mới, ngày 31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín
dụng đầu tư nhà nước, thay thế các nghị định liên quan đến tín dụng đầu tư nhà nước trước đó. Bài viết
giới thiệu một số điểmmới đáng chú ý về quy định tín dụng đầu tư nhà nước.
Từ khóa: VDB, tín dụng đầu tư, nhà nước, đối tượng cho vay, dự án đầu tư
State investment credit is often used to
support development investment projects
of various economic sectors in a number of
major national economic programs as well
as difficult areas, contributing to shifting
economic restructuring and promoting
sustainable economic growth.In order to
meet the new situation, onMarch 31st2017,
the Government issued Decree No.32/2017/
ND-CP on State investment credit, replacing
the decrees relating to previous investment
credit regulations. The paper introduces some
new points about the State investment credit
regulations.
Keywords: VDB, investment credit, state, lenders,
investment projects
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...118
Powered by FlippingBook