K2 T4 - page 48

47
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển
kinh tế”. Vì vậy, Chỉnh phủ nước này luôn dành
một khoản đầu tư lớn để phát triển giáo dục, từ
3%-5% GDP trong thập niên đầu của thế kỷ XI.
Hiện nay đầu tư cho giáo dục và đào tạo chiếm
khoảng 10% GDP của Singapore.
Nền giáo dục Singapore đã trải qua 3 giai đoạn
phát triển. Ở giai đoạn đầu, trọng tâm giáo dục là
giải quyết nạn mù chữ và đảm bảo tất cả mọi người
dân đều có khả năng đọc và viết. Ở giai đoạn thứ 2,
Singapore chuyển lợi thế cạnh tranh của mình trên
thị trường lao động quốc tế, từ chi phí lao động thấp
đến chất lượng lao động cao và chính sách lương
tốt. Vì vậy, trọng tâm của chính sách giáo dục quốc
gia chuyển từ xóa mù chữ sang học tập tiến tới tiêu
chuẩn toàn cầu. Bên cạnh đó, Singapore còn thành
lập Viện Phát triển Các chương trình giảng dạy của
Singapore để hỗ trợ sự phát triển nhu cầu học tập
của các đối tượng khác nhau. Trong những năm
1990, Singapore đã thực hiện chương trình “Nhà
trường tư duy, quốc gia học tập”. Đây cũng là
giai đoạn phát triển thứ 3 của giáo dục Singapore.
Trong giai đoạn này, Singapore đã tập trung vào
củng cố chất lượng giáo dục, chú trọng giảng dạy,
truyền thụ kỹ năng nghề nghiệp và phát triển khả
năng tư duy của học sinh. Singapore không ngừng
học tập và áp dụng các mô hình giáo dục hiệu quả
của thế giới vào giáo dục nước nhà.
Bên cạnh đó, Singapore còn khuyến khích các
công ty tư nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực
cho đất nước. Nhà nước áp dụng nhiều chính sách
nhằm khuyến khích các công ty tự tổ chức các khóa
đào tạo hoặc dạy nghề cho nhân viên và công nhân
trong quá trình làm việc. Singapore chỉ đầu tư vào
rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực.
Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều
kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông,
liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế
có uy tín tham gia đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cho đất nước…
Thứ ba,
sớm nhận thức rõ sự nguy hiểm của
tham nhũng, Singapore đã luôn duy trì hệ thống
chính phủ điện tử ở mức độ cao. Mọi hoạt động
của người dân liên quan đến bộ máy công quyền,
đều có thể giải quyết thông qua hệ thống điện tử
tự động từ trên xuống dưới. Điều này giúp giảm
thiểu đến mức thấp nhất chi phí và các hành vi
tham nhũng, hối lộ.
Thực tế của Việt Nam
Bảng xếp hạng GCI hàng năm của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới cho thấy, thứ hạng của Việt Nam
liên tục cải thiện về điểm số. Xếp hạng năng lực
cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam theo đó cũng
có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ vị trí
75 giai đoạn 2012-2013 lên vị trí 56 giai đoạn 2015-
2016. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam trong
vòng 10 năm trở lại đây. Điều này cho thấy nỗ lực
cải cách nền kinh tế của Chính phủ đã được triển
khai trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng
sâu rộng hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã bộc
lộ những yếu kém, gây cản trở đến việc rút ngắn
khoảng cách trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội
giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và nhất
là trong khu vực ASEAN. Điều này một phần thể
hiện trong Bảng xếp hạng GCI năm 2016-2017, mặc
dù điểm số GCI có nhỉnh hơn so với năm trước,
song xếp hạng của Việt Nam lại bị lùi 4 bậc, xuống
vị trí 60 trên 138 quốc gia xếp hạng (Bảng 1).
Nguyên nhân là do các chỉ số thành phần không
được đánh giá cao. Trong đó, 2 chỉ số thường xuyên
bị đánh giá khá thấp là giáo dục sau đại học và thị
trường tài chính.
- Về thị trường tài chính:
Thời gian qua, thị
trường tài chính của Việt Nam phát triển chưa ổn
định. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia,
quá trình xử lý nợ xấu còn chậm và chưa triệt để.
Cụ thể, việc xử lý các khoản nợ xấu đã mua từ các
tổ chức tín dụng của Công ty Quản lý Tài sản của
các tổ chức tín dụng (VAMC) diễn ra chậm, kết
quả thu hồi nợ thấp, có 228 ngàn tỷ đồng tài sản
xấu vẫn đang nằm chờ xử lý tại thời điểm cuối
quý III/2016. Tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín
Bảng 1: Xếp hạng năng lực cạnh tranhvà chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2012-2017
Năm
Xếp hạng
GCI
2012- 2013
75/144
4,11/7
2013-2014
70/144
4,20/7
2014- 2015
68/144
4,23/7
2015- 2016
56/140
4,30/7
2016- 2017
60/138
4,31/7
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Cơ cấu trình độ đào tạo ở Việt Nam hiện nay
được coi là mất cân bằng nghiêm trọng. Bởi vì,
số lượng các trường đại học hiện nay chỉ tập
trung phát triển về số lượng, chưa chú trọng
đến vấn đề quản lý chất lượng, khiến cho tỷ
lệ người theo học đại học cao hơn hẳn so với
những người mong muốn trở thành công nhân
kỹ thuật lành nghề.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...118
Powered by FlippingBook