K2 T4 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
48
dụng cũng diễn ra chậm. Trong số 9 ngân hàng
tái cơ cấu bắt buộc đợt 1, ngoại trừ TPBank thành
công, còn hầu hết đang rất khó khăn và vẫn đang
gồng sức tái cơ cấu như SCB, GPBank… Nhiều
trường hợp yếu kém khác đã xuất hiện như Dong
Bank, Ocean Bank… Riêng với các ngân hàng
được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng
(GPBank, Ocean Bank), việc xử lý vẫn đòi hỏi tốn
kém nhiều thời gian và công sức. Đó là chưa kể
tình trạng tín dụng “đen” đang bùng phát mạnh
mẽ, dấu hiệu cho thấy mức độ tiếp cận với “tín
dụng chính thức” của người dân vùng nông thôn
vẫn còn rất hạn chế...
- Về giáo dục:
Mặc dù, Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách nhằm đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế song kết quả đạt được chưa như kỳ vọng.
Giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém,
bất cập chậm được khắc phục; Chất lượng giáo
dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng
nhiều hơn chất lượng; Nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới,
chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã
hội và lao động nghề nghiệp; Chưa phát huy tính
sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh
viên; Cơ cấu trình độ đào tạo ở Việt Nam hiện nay
được coi là mất cân bằng nghiêm trọng. Bởi vì, số
lượng các trường đại học hiện nay chỉ tập trung
phát triển về số lượng, chưa chú trọng đến vấn đề
quản lý chất lượng, khiến cho tỷ lệ người theo học
đại học cao hơn hẳn so với những người mong
muốn trở thành công nhân kỹ thuật lành nghề ở
nước ta; Định hướng liên kết với nước ngoài trong
phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác
định rõ phương châm... Thực trạng này đã khiến
cho nguồn nhân lực Việt Nam yếu, nhất là ngoại
ngữ và các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, thuyết
trình, đàm phán...) khó có thể hội nhập sâu vào
sân chơi quốc tế.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua kinh nghiệm của Singapore, có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Đối với thị trường tài chính.
Việt Nam cần tập trung vào phát triển các tổ
chức tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả hơn
theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là theo Basel II và
tiến tới Basel III. Nâng cao trình độ và năng lực
cạnh tranh để có 1-2 ngân hàng thương mại đạt
trình độ trung bình trong khu vực. Công tác xử lý
nợ xấu cần thực hiện triệt để cũng như chủ động
ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh thông
qua việc nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ
chức tín dụng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng
cần tăng cường năng lực tài chính thông qua tăng
vốn chủ sở hữu và giữ các tỷ lệ đảm bảo an toàn
vốn ở mức phù hợp. Đồng thời, cần hoàn thiện,
thay đổi cơ chế quản trị điều hành theo hướng
công khai, minh bạch hóa để tăng niềm tin của nhà
đầu tư và khách hàng, tối ưu hóa các nguyên tắc
quản trị chuyên nghiệp của quốc tế...
- Đối với lĩnh vực giáo dục.
Cần có sự thay đổi một cách mạnh mẽ về tư duy
trong tổ chức giáo dục đại học như: Thay đổi cách
tuyển sinh, lựa chọn “đầu vào” theo hướng thoáng
hơn, cho phép các cơ sở giáo dục đại học tự đặt ra
các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với
người học bằng chính “uy tín” đào tạo của mình;
Cho phép hình thành nhiều mô hình đào tạo đại
học khác nhau, kiểm soát chặt chẽ “đầu ra” của
mỗi cơ sở đào tạo để bảo đảm chất lượng chung…
Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động nghiên
cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các
tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về
chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Trước
mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có
các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các
nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết
quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế.
Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình tiến tới quốc tế hóa
tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và về
chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học;
đồng thời, cần coi đây là giải pháp quan trọng để
đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn
vào môi trường quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Mai Trọng Nhuận (2005), Báo cáo kết quả đoàn công tác tại Singapore,
Đại học Quốc gia Hà Nội;
2. Trịnh Xuân Thắng (2014), Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số quốc
gia trên thế giới và bài học tham khảo cho Việt Nam;
3. Lê Hiền (2015), Bảy bài học từ người láng giềng Singapore.
Việt Nam cần tập trung vào phát triển các tổ
chức tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả hơn
theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là theo Basel II
và tiến tới Basel III. Nâng cao trình độ và năng
lực cạnh tranh để có 1-2 ngân hàng thương mại
đạt trình độ trung bình trong khu vực. Các tổ
chức tín dụng cần tăng cường năng lực tài chính
thông qua tăng vốn chủ sở hữu và giữ các tỷ lệ
đảmbảo an toàn vốn ở mức phù hợp.
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...118
Powered by FlippingBook