K2 T4 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
40
Trong thời gian qua, NHNNđã quyết liệt triển khai
các giải pháp. Cụ thể, từ ngày 01/01/2015, các NTHM
đã phải thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối
với từng khách hàng từ Trung tâm Thông tin tín dụng
quốc gia Việt Nam (CIC) để phân loại lại nhóm nợ của
khách hàng theo nhómnợ cao nhất nếu khách hàng đó
đang vay ở nhiều TCTD.
Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng
nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp (từ 9% năm 2011
lên 20,06% tại tháng 12/2016), giảm tỷ trọng nhóm
ngành công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là nhóm
ngành thương mại, điện tử, viễn thông có tỷ trọng
giảm mạnh nhất (từ 27% năm 2011 giảm còn 21,3%
tại tháng 12/2016), xu hướng chuyển dịch này phù
hợp với chủ trương của Chính phủ, NHNN về việc
đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương
mại đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các quy
chuẩn, quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động,
trong đó, áp dụng phương pháp quản trị vốn và
rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Từ năm 2014, 10
ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank,
Sacombank, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime
Bank, MB và ACB là các ngân hàng lớn nhất trong
hệ thống đã được NHNN giao thí điểm áp dụng
phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn
Basel II. NHNN đã công bố Dự thảo Thông tư lần
thứ 4 quy định về chỉ số CAR đối với ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu
đưa việc quản trị rủi ro cũng như an toàn vốn theo
Basel II dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
1/9/2017 đối với các ngân hàng thí điểm và từ ngày
1/1/2019 đối với tất cả ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Với 3 trụ cột chính của Basel II là
Thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) cho thấy, tính đến tháng 12/2016, tỷ lệ nợ
xấu trên toàn hệ thống ngân hàng là khoảng 2,46%.
Trong số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012 đến
năm 2015 (khoảng 500 nghìn tỷ đồng), chủ yếu các
tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý, chiếm 55,4%, số
còn lại là bán cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD
Việt Nam (VAMC). Song, số nợ xấu bán cho VAMC
được xử lý còn ở mức khiêm tốn cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho mặt bằng lãi suất cho
vay trung và dài hạn không giảm được nhiều trong
năm 2016. Tính đến 31/12/2016, nợ còn phải xử lý
tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng; nợ tồn đọng
tại khâu thi hành án tính đến 30/9/2016 là khoảng
58.998 tỷ đồng.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XấU
TẠI CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
Phan Thị Quỳnh Anh
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn hệ thống ngân hàng từ
nhiều năm nay, bởi đây được coi như “cục máu đông” có thể làm tắc nghẽn “mạch máu” của nền kinh tế. Từ
năm 2012, vấn đề xử lý nợ xấu đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo hệ thống ngân hàng quyết
liệt thực hiện, đến nay đã mang lại nhiều kết quả khả quan, tạo nền tảng cho những chuyển biến tích cực
trong thời gian tới…
Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại, quản lý nợ, tiền tệ, thị trường
For many years, dealing with bad debt of com-
mercial banks has been become a top concern
of the banking system. Regarded as “blood clot”,
bad debt can clog up the blood vessels of the
economy.Since 2012, dealing with bad debt
has been paid special attention by the Govern-
ment. And the Government has also directed
the banking system to drastically implement
solutions so far many positive results have come
and created the basis for positive changes in the
coming time.
Keywords: bad debt, commercial banks, debt
management, currency, market
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...118
Powered by FlippingBook