K2 T4 - page 40

39
Thị trường TÀI CHÍNH
được ký kết. Nhờ đó, Việt Nam đã nhận được các
khoản vay của các tổ chức tài chính quốc tế như
Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB)... Về mục tiêu, nguồn vốn từ các dự
án được cấp phát cho các địa phương liên quan
để cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn,
nâng cao năng suất nông nghiệp và giảm nguy cơ
hứng chịu thiên tai thông qua nâng cấp các công
trình hạ tầng nông thôn, thúc đẩy khoa học, công
nghệ trong nông nghiệp nhằm tăng cường giá trị
sản xuất. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư ở khu vực
này được cho là chưa đáng kể mặc dù mục tiêu
triển khai dự án rất đáng hoan nghênh và theo chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước.
Thống kê sơ bộ cho thấy, hơn 20 năm qua, Việt
Nam tiếp nhận lũy kế đến nay tổng số khoảng 6 tỷ
USD vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp,
phát triển nông thôn. Số vốn này chiếm khoảng
7% tổng ODA cả nước, từ đó đã tác động tích cực
cho toàn ngành và góp phần đáng kể thúc đẩy và
thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Trong
tổng số 6 tỷ USD vốn ODA, thủy lợi chiếm tỷ lệ
cao nhất 45%, tiếp theo là nông nghiệp (21%), phát
triển nông thôn (15%), lâm nghiệp (15%) và ít nhất
là thủy sản chỉ với 4%. Về phía đối tác tài trợ ODA,
ADB là nhà tài trợ vốn lớn nhất chiếm 26%, tiếp
đó là Ngân hàng Thế giới 25%, JIBIC/JICA chiếm
8,9%, DANIDA khoảng 4,6%, AUSAID là 4,3%, và
các nhà tài trợ chính khác có tỷ lệ khoảng 2-3%.
Trong khi đó, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp,
nông thôn, tích lũy đến nay khoảng 3,72 tỷ USD,
chiếm 1,5% vốn FDI vào Việt Nam (Trần Kim Long
& Lê Thành Văn, 2015)…
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
3. Chính phủ (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng xây dựng các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
4. Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Quyết
định số 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới;
5. NHNN Việt Nam (2016), Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành
nông nghiệp;
6. Phan Thị Thanh Tâm (2015), Chính sách tín dụng mới phát triển nông
nghiệp, nông thôn, Tạp chí Tài chính, số 08 kỳ 1/2016;
7. Nguyễn Thành Nam (2016), Đánh giá về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp và nông thôn, Tạp chí Ngân hàng, số 14.
của Chương trình khoảng 24%; Vốn lồng ghép
từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững; Các chương trình hỗ trợ mục tiêu; Các
dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn khoảng
6%. Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và
tín dụng thương mại) khoảng 45%. Vốn từ các
doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh
tế khác khoảng 15%. Huy động đóng góp của
cộng đồng dân cư khoảng 10%. Trước đó, ngày
10/11/2016, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị
quyết số 26/2016/QH14 về Kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2016-2020, ngân sách nhà
nước giai đoạn 2016-2020, trong đó quyết định
dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia Xây
dựng nông thôn mới là 43.119 tỷ đồng.
Thứ ba, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 899/QĐ-TTg về phê duyệt Đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong
đó, khẳng định tầm quan trọng to lớn của chính
sách tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn. Vì
vậy, để đảm bảo thống nhất về mặt chính sách,
Chính phủ đã kiện toàn chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để đáp ứng
tái cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn mới thông
qua việc ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.
Hai Nghị định trên thúc đẩy tín dụng cho lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn tăng cao và khuyến
khích các TCTD tăng cường đầu tư vào lĩnh vực
này. Phát huy hiệu quả của những chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,
đồng thời bám sát Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng tiếp
tục xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực
ưu tiên và tập trung nguồn vốn để cho vay, có tính
đến các chương trình tín dụng đặc thù cho một số
lĩnh vực và sản phẩm chủ lực của ngành (Nguyễn
Minh, 2016).
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chỉ đạo các TCTD
triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng hỗ
trợ khác phục vụ nông nghiệp, nông thôn: Chính
sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ theo
Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Chính sách cho vay tái
canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên; Chính sách
cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp…
Thứ tư, vốn ODA và FDI vào ngành nông nghiệp,
nông thôn.
Trong những qua, với nỗ sự nỗ lực đàm phán
của Chính phủ, Bộ Tài chính và NHNN, các hiệp
định về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...118
Powered by FlippingBook