K2 T4 - page 45

44
KINH TẾ - tài chính QUỐC TẾ
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa “rút
ngắn” thời kỳ xây dựng cơ cấu ngành thay thế
nhập khẩu, chuyển sang xây dựng cơ cấu ngành
hướng về xuất khẩu. Q uá trình chuyển đổi cơ cấu
ngành của Hàn Quốc là bắt đầu từ cơ cấu nông
nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp nặng sử
dụng nhiều vốn sang công nghiệp sử dụng công
nghệ cao, nhưng với thời gian rút ngắn hơn.
-
Thực thi hoạt động chính sách tự do hóa thương
mại, nới lỏng các hạn chế đối với việc nhập khẩu
các mặt hàng chế tạo, thực hiện tự do hóa nhập
khẩu; Bỏ hàng rào phi thuế quan đối với nhiều loại
hàng hóa và dịch vụ, kể cả dịch vụ tài chính; Đơn
giản hóa thủ tục nhập khẩu, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, củng cố và phát triển nền công nghệ của
Hàn Quốc.
-
Chuyển đổi cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp
với tiến trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Hàn
Quốc xác định xuất khẩu tạo ra chu trình liên hoàn
với quá trình nhập khẩu và đầu tư (xuất khẩu -
nhập khẩu - đầu tư - xuất khẩu), đóng vai trò chủ
đạo trong quá trình công nghiệp hóa và áp dụng
nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh ba hoạt động này.
-
Lựa chọn một cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
khá linh hoạt (thị trường ngách) theo hướng đa
dạng hóa để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Suốt
ba thập kỷ qua, thị trường xuất khẩu chính của Hàn
Quốc là Mỹ, Nhật Bản và một số nước OECD. Khi
đạt thặng dư thương mại với Mỹ, Hàn Quốc mở
rộng sang các nước thị trường lớn cho cả hàng hóa
vật chất và hàng hóa dịch vụ, đến Nhật Bản, đến
EU, Đông Nam Á.
-
Coi trọng chính sách nghiên cứu và phát triển
(R&D). Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích tư nhân
Tổng quan về xây dựng
và phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc
Sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra,
nhằm để ứng phó với những tác động và vượt qua
khó khăn chung, Hàn Quốc đã nghiên cứu và triển
khai hệ thống chính sách về tăng trưởng xanh, kết
hợp giải quyết khó khăn về kinh tế với nhiều chương
trình kích thích quan trọng cho chi tiêu xanh. Điển
hình như:
-
Lựa chọn cơ cấu ngành dựa trên lợi thế so sánh
của đất nước, để phát triển mạnh các ngành công
nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như: dệt may,
tơ sợi, giầy dép và các sản phẩm thuộc da.
-
Lựa chọn mô hình chuyển đổi cơ cấu ngành
Xâydựngvàpháttriểnkinhtếxanh
ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Hà
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Hệ thống chính sách về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc hiện nay được hình thành bởi các chiến lược vĩ mô,
chính sách của từng ngành, từng giai đoạn với những nội dung nhất quán cụ thể và khả thi. Theo chính
sách này, Hàn Quốc kỳ vọng sẽ trở thành một trong “7 cường quốc kinh tế xanh” vào năm 2020 và một
trong “5 cường quốc kinh tế xanh” của thế giới vào năm 2050. Nghiên cứu thực tiễn triển khai chính chính
sách tăng trưởng kinh tế xanh của Hàn Quốc, để rút những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây
dựng và phát triển nền kinh tế xanh là điều cần thiết.
Từ khóa: Tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, hệ sinh thái, dịch vụ công
South Korea’s green growth policy
system is shaped by macro strategies, sectoral
policieswith specific and feasible contents.
According to these policies,South Korea
expects to become one of “seven green economy
powerhouses” by 2020 and one of “five green
economy powerhouses” by 2050 in the world.
Practical researchs on the implementation of
South Korea’s green economic growth policy,
it is essential to draw lessons for Vietnam in
building and developing a green economy.
Keywords: Green growth, green economy, eco-
system, public services
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...118
Powered by FlippingBook