K2 T4 - page 38

37
Thị trường TÀI CHÍNH
01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương,
chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và triển
khai Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016
của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế
giai đoạn 2016-2020, trong đó có đề ra nhiệm vụ
tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, các
chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn
càng quan trọng trong quá trình này.
Nhìn lại chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn, có thể khái quát qua một
số kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông
thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và Nghị định
số 55/2015/NĐ-CP.
Nhà nước có nhiều chính sách cho phát triển
nông nghiệp và nông thôn, trong đó nổi bật là
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 và
Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo hướng các tổ chức tín dụng (TCTD)
phải ưu đãi hơn cho nông dân để hưởng được ưu
đãi của Nhà nước.
Cụ thể, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời
được đánh giá là chính sách quan trọng giúp
khơi thông nguồn vốn, cho phép khách hàng
nông nghiệp, nông thôn tiếp cận vốn vay dễ
dàng, theo cơ chế ưu đãi, đưa nguồn vốn cho
nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng cao, thúc
đẩy ngành phát triển theo định hướng chung và
giúp người dân yên tâm sản xuất (Nguyễn Thanh
Bình, 2014). Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,
T
rong những năm qua, Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra nhiều
cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn,
bơm vốn và tạo thêm vốn cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn sản xuất, kinh doanh. Các
chính sách được ban hành góp phần cho tín dụng
của ngân hàng tích cực chảy vào lĩnh vực được ưu
tiên là nông nghiệp, nông thôn, tạo cơ sở để nhiều
nguồn vốn khác khơi thông như vốn ngân sách
nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tín dụng
thương mại, tín dụng ưu đãi… cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn.
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
27/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày
Nhìn lại chính sáchtíndụng
phục vụphát triểnnôngnghiệp, nôngthôn
ThS. Phạm Thị Ánh Phượng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược và mang tính đột phá trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với nhận thức đầu tư cho lĩnh vực này có ý
nghĩa quan trọng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ưu tiên trong những năm qua.
Kết quả mang lại là, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Từ khóa: Tín dụng, nông nghiệp nông thôn, chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng
Agriculture, farmers and rural areas are
strategic issues and breakthroughs in the
cause of industrialization, modernization and
socio-economic development of the country.
Being aware that investment in this field
plays an important role, ensuring the socio-
economic development of the country so that,
credit policy for agricultural and rural areas
developmenthas always been prioritized by
the Party and State over the years.So that, the
agricultural and rural economy has developed
strongly, creating new faces for localities.
Keywords: credit, rural, agriculture, monetary
policy, credit policy
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...118
Powered by FlippingBook