k1 t5 - page 70

72
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
16,2%/năm giai đoạn 2011-2016). Tổng đầu tư trở
lại nền kinh tế của các DNBH phi nhân thọ ước
đạt 34.449 tỷ đồng (tăng 6,48% so với năm 2015,
mức tăng trưởng bình quân 7,9%/năm giai đoạn
2011-2016).
Những kết quả trên cho thấy, thị trường bảo hiểm
phát triển ổn định, tính an toàn, bền vững và hiệu
quả của thị trường được nâng cao, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ
chức, cá nhân. Bên cạnh những kết quả khả quan đã
đạt được trong thời gian qua, thị trường bảo hiểm
còn một số tồn tại, hạn chế sau:
Một là,
tuy số lượng sản phẩm bảo hiểm đã khá
đa dạng nhưng đa số các sản phẩm được thiết kế cố
định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ theo nhu
cầu đa dạng của bên mua bảo hiểm. Bên cạnh đó,
phân khúc khai thác bảo hiểm con chưa đông đêu,
các DNBH chủ yếu tập trung khai thác tại các thành
phố lớn và các đối tượng có thu nhập cao.
Hai là,
năng lực quản trị điều hành, hiệu quả hoạt
động của một số DNBH phi nhân thọ còn chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tế, vẫn còn tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh giữa các DNBH phi nhân
thọ; phí bảo hiểm chưa được xây dựng dựa trên cơ
sở số liệu thống kê để đảm bảo an toàn tài chính và
hiệu quả hoạt động của DN.
Ba là,
thị trường bảo hiểm vẫn còn tình trạng gian
lận trong kinh doanh bảo hiểm đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến quyền và lợi ích của DNBH và người
tham gia bảo hiểm.
Một số giải pháp
thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển
Để đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển bền
vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, đảm bảo quyền lợi của DNBH trong nước cũng
như quyền lợi của bên mua bảo hiểm, các cơ quan
hữu quan cần tiếp tục triển khai một số giải pháp
cơ bản như: Đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; phát
triển các DN hoạt động kinh doanh bảo hiểm có
năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị
điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu
quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh trong bối cảnh
hội nhập...
Cùng với đó, cần chuyên nghiệp hóa các kênh
phân phối bảo hiểm; nâng cao năng lực quản lý,
giám sát nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo
hiểm theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa;
xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông
tin kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các
DNBH...
Bên cạnh các giải pháp trên, trong thời gian tới
cần tiếp tục triển khai các nội dung sau:
-
Nghiên cứu, hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo
hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/
QH12; tiếp tục triển khai hoàn thiện các chính sách
về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thuỷ sản, bảo
hiểm hưu trí, bảo hiểm vi mô; nghiên cứu, xây dựng
các chính sách bảo hiểm thiên tai...
-
Các DN kinh doanh bảo hiểm cần đổi mới
hơn nữa công tác quản trị DN theo hướng chuyên
nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế; quan tâm đến
việc đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, mở rộng
các kênh phân phối như bancassurance, hệ thống
đại lý, thương mại điện tử; Các DN cần hợp tác cạnh
tranh lành mạnh và tuân thủ pháp luật trong quá
trình hoạt động kinh doanh; thực hiện tốt việc chi
trả quyền lợi bảo hiểm cho các tổ chức, cá nhân, các
nhà đầu tư không may gặp rủi ro để sớm khôi phục
sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống dân cư,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực
hiện chính sách an sinh xã hội.
-
Các cơ quan hữu quan cần bám sát tình hình
hoạt động của DN, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn,
hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động, nhưng vẫn
đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh
của DNBH; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát để có những khuyến nghị, cảnh báo kịp
thời cho các DNBH.
-
Tiếp tục triển khai thực hiện, có hiệu quả các
cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo
hiểm, các chương trình hợp tác đang thực hiện với
các tổ chức và đối tác quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ
bảo hiểm trong các hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam đã ký kết…
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Tổng quan thị trường bảo hiểm năm 2016,
ngày 24/1/2017;
2. Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Báo cáo tổng kết hoạt động thị trường bảo
hiểm năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017;
3. Một số website: thoibaotaichinhvietnam.vn; cafef.vn; baodautu.vn.
Theo báo cáo của Cục Quản lý, Giám sát bảo
hiểm (Bộ Tài chính), tổng tài sản toàn thị trường
bảo hiểmViệt Namnăm2016 ước đạt 239.954 tỷ
đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng
số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 193.282
tỷ đồng, tăng 19,5%. Tổng doanh thu phí bảo
hiểm toàn thị trường ước đạt 87.107 tỷ đồng,
tăng 24,7%; Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt
51.645 tỷ đồng, tăng 13,5%.
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...110
Powered by FlippingBook