k1 t5 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
75
trình hoạt động của DN.
- Với phương thức giám sát trước quá trình hoạt
động của DN: DNNN và DN có vốn nhà nước phải
có trách nhiệm xây dựng và ban hành các quy trình
quản lý phục vụ giám sát tài chính và đánh giá hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trước
quá trình hoạt động bao gồm: Quy trình kế hoạch
ngân sách và dự báo, quy trình kế toán, lập báo cáo
tài chính, quy trình quản lý rủi ro tài chính, dự báo
nguy cơ phá sản, kế hoạch sản xuất kinh doanh,
quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả
hoạt động đối với các công ty con, công ty liên kết
cũng như tình hình đầu tư của DN ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, các DNNN và các DN có vốn nhà
nước cần phải lập kế hoạch ngân sách cùng với kế
hoạch kinh doanh, để từ đó có cơ sở để các chủ thể
giám sát tổ chức thực hiện giám sát tài chính trước
và trong quá trình hoạt động của DN. Kế hoạch ngân
sách của DN bao gồm kế hoạch ngân sách dài hạn (từ
3 - 5 năm). Kế hoạch này gắn liền với chiến lược kinh
doanh dài hạn của toàn DN như chiến lược đầu tư
vốn dài hạn, chiến lược huy động vốn dài hạn, chiến
lược phân phối lợi nhuận. Kế hoạch ngân sách ngắn
hạn của DN chịu sự điều chỉnh chủ yếu bởi các chiến
lược tài chính ngắn hạn trong một năm như kế hoạch
dự trữ tiền mặt, chính sách bán chịu, chính sách tồn
kho, lập kế hoạch trích lập dự phòng…
Để giám sát tài chính trước quá trình đầu tư thì
cần phải xác định các chỉ tiêu: thời gian hoàn vốn đầu
tư (Có chiết khấu và không có chiết khấu), tỷ suất lợi
nhuận trên vốn đầu tư, giá trị hiện tại thuần của dự
án đầu tư (NPV), tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án
đầu tư, chỉ số sinh lời của dự án đầu tư theo từng
kịch bản đầu tư mà DN có ý định đầu tư để kiểm soát
rủi ro tài chính đối với từng dự án đầu tư.
- Với phương thức giám sát trong quá trình hoạt
động của DN: Để giám sát quá trình tổ chức thực hiện
các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính
và triển khai các dự án đầu tư, các cơ quan quản lý nhà
nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thực hiện
giám sát tính tuân thủ, tinh thần chấp hành của các
DN, của từng bộ phận và cá nhân trong việc tổ chức
thực hiện và triển khai các kế hoạch kinh doanh, các
quyết định huy động vốn cũng như các phương án
đầu tư vốn của DN, từ đó đề ra các biện pháp kịp thời
nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
- Với phương thức giám sát sau quá trình hoạt
động của DN: Hoạt động giám sát này được diễn ra
sau quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
và kế hoạch huy động vốn, cũng như sau quá trình
triển khai các dự án đầu tư của DN. Tại các DN có vốn
nhà nước và DNNN mặc dù đã thực hiện tốt phương
thức giám sát này, tuy nhiên trong quá trình thực hiện
còn nhiều bất cập đó là việc xác định các chỉ tiêu trong
giám sát sau còn chưa chuẩn xác, đồng thời chưa giám
sát khả năng xảy ra rủi ro tài chính và giám sát nguy
cơ phá sản của các DNNN và DN có vốn nhà nước.
Để nhận diện rủi ro tài chính của các DNNN và
DN có vốn nhà nước cần phải bổ sung các chỉ tiêu
phản ánh tình hình huy động vốn như hệ số nợ;
các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như hệ
số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn), hệ số khả năng thanh toán
ngay; các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn
như hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, vòng quay
vốn lưu động; các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh
lời như khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh
lời tài sản, khả năng sinh lời vốn chủ.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu giám sát cần bổ sung các chỉ
tiêu liên quan đến đặc thù ngành nghề kinh doanh,
bởi vì đặc thù ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng
đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của DN như
các chỉ tiêu liên quan đến sản lượng khai thác, thăm
dò; năng suất lao động trên doanh thu…
Để thực hiện đầy đủ các phương thức giám sát
nói trên trước tiên cần phải tổ chức bộ máy giám sát
một cách chặt chẽ, các bộ ngành và địa phương phải
có đầu mối thống nhất cũng như việc công khai quy
trình giám sát cũng như nguồn nhân lực cho công
tác giám sát tài chính ở tất cả các cấp. Cùng với đó,
cần thực hiện nghiêm quy trình và sử dụng hiệu quả
các phương thức giám sát trực tiếp và giám sát gián
tiếp, đặc biệt là giám sát trước, trong và sau quá
trình hoạt động của các DN có vốn nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015;
2. Thông tư 158/2013/TT - BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn một số nội dung
về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DN do Nhà
nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước;
3. KỷyếuHộithảoquốctếvề“GiámsáttàichínhDNNN:Kinhnghiệmquốctếvàbàihọc
cho Việt Nam”, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Bộ Tài chính, ngày 29/11/2016;
4. Kỷ yếu hội thảo khoa học về “Giám sát tài chính đối với DNNN và DN có
vốn nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Học viện Tài chính,
tháng 3/2016.
Theo thống kê đến hết năm 2016, Nhà nước
đang đầu tư vốn tại hơn 1.000 doanh nghiệp,
trong đó có 781 doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn và 248 doanh nghiệp có cổ
phần của Nhà nước. Tổng tài sản của các doanh
nghiệp nhà nước khoảng hơn 3,1 triệu tỷ đồng,
hệ số vốn sở hữu khoảng 40%.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...110
Powered by FlippingBook