k1 t5 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
73
Nghị định số 87/2015/NĐ-CP quy định, giám sát tài
chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các
vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về
tài chính của DN nói chung và DNNN có vốn đầu tư
nhà nước nói riêng. Như vậy, giám sát tài chính được
xem là một trong những biện pháp quản lý. Trong
đó chủ sở hữu thông qua các hình thức, phương thức
và các chỉ tiêu giám sát để thực hiện việc giám sát tài
chính của mình đối với các hoạt động của DN, nhằm
đánh giá hiệu quả hoạt động và phát hiện những rủi
ro để cảnh báo cho công tác quản lý điều hành. Trên
thực tế, có nhiều cách nhìn về phương thức giám sát
tài chính nhưng chủ yếu được nhìn nhận theo phương
thức giám sát quá trình thực hiện và giám sát thông
qua kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện.
Thứ nhất,
giám sát quá trình thực hiện. Việc giám
sát được thực hiện bằng phương thức giám sát trực
tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát
trong, giám sát sau. Trong đó, tập trung việc giám
sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời
các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài
chính của DN và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
- Giám sát trực tiếp là việc kiểm tra, thanh tra
trực tiếp tại DN.
- Giám sát gián tiếp là việc theo dõi và kiểm tra
tình hình của DN thông qua các báo cáo tài chính,
thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp
luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Giám sát trước là việc xem xét, kiểm tra tính khả
thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu
tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương
án khác của DN.
- Giám sát trong là việc theo dõi, kiểm tra việc
thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp,
Cơ sở lý luận và thực trạng về giám sát
tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) và DN có vốn nhà nước là công việc
quan trọng của chủ thể quản lý cũng như các cơ
quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước nhằm
đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động và tình hình
tài chính của DN trong từng thời kỳ nhất định. Qua
công tác giám sát tài chính giúp cho các cơ quan
quản lý nhà nước, chủ sở hữu vốn, chủ thể quản lý
DN cảnh báo và đề ra biện pháp quản lý hữu hiệu
đối với DN.
về phươngthức giámsát tài chính
đối với doanhnghiệp cóvốnnhànước
TS. Nguyễn Mạnh Thiều
- Học viện Tài chính
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước giúp cho các
cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và chủ thể quản lý doanh nghiệp đưa
ra những giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước cũng như nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, phương thức giám sát tài chính
tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước còn chưa rõ nét, hầu hết chỉ
giám sát sau một cách gián tiếp. Vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung phương thức giám sát trực tiếp,
phương pháp giám sát gián tiếp đối với lĩnh vực tài chính là cần thiết.
Từ khoá: Giám sát tài chính, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Financial monitoring for state and state-
owned enterprises in Vietnam helps the
authorities and representatives of ownership
and managers at these enterprises with
solutions to maintain and raise state capital
as well as improve business performance.
However, financial monitoring at for state
enterprises has been implemented indirectly.
Therefore, an additional study of direct and
indirect financial monitoring is essential.
Keywords: Financial monitoring, state-owned
enterprises, advance monitoring, internal
monitoring
Ngày nhận bài: 1/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 3/4/2017
Ngày nhận phản biện: 3/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 5/5/2017
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...110
Powered by FlippingBook