k1 t5 - page 66

68
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hàng
hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi
thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện
nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị
trường trong nước. Đối với trường hợp có sử dụng
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì
khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải
nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh
kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó…
Bên cạnh đó, chủ đầu tư các dự án sản xuất sản
phẩm CNHT là DNNVV được hưởng các chính
sách trợ giúp tài chính theo quy định tại Nghị định
số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về
trợ giúp phát triển DNNVV và các văn bản hướng
dẫn Nghị định số 56/2009/NĐ-CP; ưu đãi đối với
dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển
công nghiệp công nghệ cao như: Dự án sản xuất sản
phẩm CNHT cho phát triển công nghiệp công nghệ
cao được hưởng các chính sách về thuế theo quy
định của pháp luật về công nghệ cao…
Để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo thuận
lợi hơn cho ngành CNHT phát triển, năm 2014, Quốc
hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ
sung một số điều của các Luật về thuế (Luật số 71).
Theo đó, Luật đã đưa ra các quy định về ưu đãi cao
nhất về thuế TNDN (thuế suất 10% trong vòng 15
năm, miễn 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong
9 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế) cho Dự án đầu
tư sản xuất sản phẩm CNHT. Trên cơ sở đó, Chính
phủ đã ban hành các nghị định: Nghị định 12/2015/
NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật số 71; Nghị
định 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT. Cùng với
đó, các bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành một số
văn bản hướng dẫn, triển khai các chính sách ưu đãi
về thuế vào thực tiễn. Cụ thể như: Thông tư 55/2015/
TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết về
thủ tục xác nhận ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản
phẩm CNHT; Thông tư 21/2016/TT-BTC của Bộ Tài
chính hướng dẫn về ưu đãi thuế TNDN đối với Dự
án sản xuất sản phẩm CNHT đã được ban hành để
hướng dẫn về ưu đãi thuế TNDN đối với CNHT.
Phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ chưa tương xứng
Tại Hội thảo “Giải pháp phát triển ngành CNHT
Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức vào cuối năm
2016, cho thấy, mặc dù, các chính sách ưu tiên phát
triển của Nhà nước đối với CNHT đã tương đối đầy
đủ nhưng sự phát triển vẫn chưa tương xứng. Cụ thể,
theo Bộ Công Thương, sự phát triển của ngành CNHT
tại Việt Nam hiện nay còn rất khiêm tốn và hạn chế.
Ví dụ, linh kiện phụ tùng kim loại mới đáp ứng được
15-25% nhu cầu linh kiện cho sản xuất ô tô, khoảng
20% cho sản xuất thiết bị đồng bộ; lĩnh vực sản xuất
linh kiện điện tử mới đáp ứng được 30-35% nhu cầu
linh kiện điện tử gia dụng; tỷ lệ nội địa hóa đối với
xe cá nhân 09 chỗ ngồi đến nay mới đạt bình quân
khoảng 7-10%; tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt
may đạt thấp (khoảng 50%); nguyên vật liệu phục vụ
ngành da giày phải nhập khẩu tới gần 80%…
Bên cạnh đó, trên thực tế, hiệu quả của các
văn bản chính sách vẫn còn một số hạn chế, chưa
“chạm” đến DN sản xuất CNHT. Hạn chế của
khung chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN là
được thực hiện theo địa bàn và mới chỉ tập trung
vào lĩnh vực công nghệ cao… Ngoài ra, các vấn đề
về vốn đầu tư, nhân lực, công nghệ, trình độ quản
trị DN còn hạn chế cũng đã khiến CNHT chưa phát
triển được như kỳ vọng.
Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
Chính sách ưu đãi thuế TNDN rõ ràng sẽ góp
phần quan trọng giúp giải quyết bài toán vốn đầu tư
cho các DN CNHT. Do đây là một chính sách mới, cơ
hội để rút ngắn “độ trễ” và tăng hiệu lực, hiệu quả
của chính sách ưu đãi này hoàn toàn nằm trong tay
của Chính phủ và cộng đồng DN. Một mặt, về phía
Chính phủ cần phải có chính sách quy định, hướng
dẫn rõ ràng và kế hoạch hành động cụ thể. Mặt khác,
về phía DN cần phải nhanh chóng áp dụng ưu đãi
và cập nhật kịp thời khó khăn vướng mắc với Chính
phủ và các bộ, ngành liên quan để được tháo gỡ.
Bên cạnh việc ban hành các ưu đãi về thuế TNDN
đối với ngành CNHT, Luật số 71 đưa ra quy định về
chuyển tiếp ưu đãi để đảm bảo tính công bằng cho
các DN trong việc áp dụng ưu đãi. Theo đó, DN được
quyền lựa chọn hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo
quy định của pháp luật tại thời điểm cấp phép hoặc
theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ
sung cho thời gian còn lại. Như vậy, theo nguyên tắc
này thì đối với các Dự án sản xuất sản phẩm CNHT
được cấp phép trước thời điểm Luật số 71 có hiệu lực
(01/01/2015) hiện đang hoạt động trước đây không
thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì nay
có cơ hội được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại từ
ngày 01/01/2015. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn
dưới Luật chưa quy định đầy đủ và nhất quán về
điều khoản chuyển tiếp đối với các Dự án trước ngày
01/01/2015. Cụ thể:
Thứ nhất,
Nghị định 12/2015/NĐ-CP chỉ quy định
chi tiết áp dụng nguyên tắc chuyển tiếp ưu đãi cho
dự án đầu tư thuộc địa bàn trước ngày 01/01/2015
chưa được hưởng ưu đãi nay trở thành địa bàn ưu
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...110
Powered by FlippingBook