k1 t5 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
69
đãi nhưng không quy định chuyển tiếp ưu đãi cho
dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực không
thuộc diện hưởng ưu đãi trước ngày 01/01/2015 (như
Dự án sản xuất sản phẩm CNHT) nay đáp ứng điều
kiện ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi theo Luật số 71.
Thứ hai,
Nghị định số 111/2015/NĐ-CP quy định
các dự án đang sản xuất sản phẩm CNHT (không
phân biệt Dự án sản xuất sản phẩm CNHT trước hay
sau ngày 01/01/2015) tiếp tục được hưởng các ưu đãi
hiện có và ưu đãi mới theo quy định tại Nghị định
này. Cụ thể, đối với ưu đãi thuế TNDN (ưu đãi mới),
Nghị định số 111/2015/NĐ-CP quy định các dự án
đang sản xuất sản phẩm CNHT được hưởng ưu đãi
thuế theo quy định tại Luật số 71, ngoài ra không có
quy định chi tiết nào khác. Như vậy, có thể hiểu là Dự
án sản xuất sản phẩm CNHT trước ngày 01/01/2015 sẽ
được áp dụng chuyển tiếp ưu đãi, tức là hưởng ưu đãi
thuế TNDN cho thời gian còn lại từ ngày 01/01/2015.
Thứ ba,
theo Thông tư 21/2015/TT-BTC hướng
dẫn việc thực hiện ưu đãi thuế TNDN tại Nghị định
111/2015/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP, quy
định: “Ưu đãi thuế TNDN được áp dụng đối với
thu nhập của DN từ thực hiện dự án sản xuất sản
phẩm CNHT từ ngày 01/01/2015 đáp ứng các Điều
kiện quy định tại Luật số 71 và các văn bản hướng
dẫn thi hành”. Quy định này khiến DN hiểu ưu đãi
thuế TNDN chỉ áp dụng đối với các Dự án sản xuất
sản phẩm CNHT thực hiện từ ngày 01/01/2015. Như
vậy, vô hình chung hiểu theo cách Thông tư 21/2015/
TT-BTC đã “thu hẹp” đối tượng được hưởng ưu đãi,
không quy định ưu đãi cho các Dự án sản xuất sản
phẩm CNHT trước ngày 01/01/2015.
Bên cạnh đó, một số DN cũng lúng túng khi áp
dụng tiêu chí xác định đối tượng hưởng ưu đãi quy
định tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP và Thông tư
55/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương. Theo quy định
tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP thì đối tượng hưởng
ưu đãi là các dự án sản xuất sản phẩm CNHT bao
gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới
công nghệ có ứng dụng thiết bị công nghệ mới, quy
trình sản xuất mới sản xuất sản phẩm với năng lực
sản xuất tăng ít nhất 20%. Tuy nhiên, tại Nghị định
111/2015/NĐ-CP cũng như tại Thông tư 55/2015/
TT-BCT chưa quy định cụ thể về tiêu chí xác định
Dự án tăng năng lực sản xuất ít nhất 20%. Điều này
gây rất khó khăn cho DN trong việc chuẩn bị hồ sơ
xin xác nhận ưu đãi. Nhiều DN băn khoăn không biết
sẽ sử dụng tiêu chí nào (ví dụ: tăng tài sản cố định,
tăng công suất, tăng vốn đầu tư hay tăng doanh thu)
để xác định Dự án sản xuất sản phẩm CNHT của DN
có thuộc đối tượng được áp dụng ưu đãi theo diện
tăng năng lực sản xuất 20% như quy định của Nghị
định 111/2015/NĐ-CP hay không.
Trên cơ sở các vấn đề còn tồn tại đang đặt ra, để
kịp thời tháo gỡ các vướng mắc cần quan tâm đến
một số đề xuất như sau:
Một là,
cần có những sửa đổi, bổ sung Nghị định
12/2015/NĐ-CP theo hướng chuyển tiếp ưu đãi thuế
TNDN cho dự án đầu tư thuộc các ngành nghề, lĩnh
vực khác trước 01/01/2015 không thuộc diện hưởng
ưu đãi (trong đó có dự án sản xuất sản phẩm CNHT)
nay đáp ứng điều kiện ưu đãi theo Luật số 71. Riêng
đối với các dự án sản xuất sản phẩm CNHT trước
01/01/2015, nên sửa đổi Thông tư 21/2015/TT-BTC
theo hướng quy định rõ việc cho phép áp dụng
ưu đãi thuế đối với các Dự án sản xuất sản phẩm
CNHT trước 01/01/2015, đồng thời đưa ra ví dụ cụ
thể về chuyển tiếp ưu đãi cho các dự án đầu tư này.
Việc sửa đổi này sẽ có tác động tích cực tới các
DN đã và đang đầu tư triển khai Dự án sản xuất sản
phẩm CNHT, đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất sẽ
tiếp tục tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, nâng
cao công suất. Trên thực tế, việc đầu tư của các DN
đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất sản phẩm
CNHT sẽ hiệu quả hơn nhiều so với các DN mới bắt
đầu tham gia lĩnh vực này, qua đó góp phần thúc
đẩy nền CNHT của Việt Nam phát triển.
Hai là,
Bộ Công Thương cần nghiên cứu, xem xét
hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí xác định đối tượng
hưởng ưu đãi theo diệnDự ánmở rộng có năng lực sản
xuất tăng ít nhất 20% tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP.
Theo đó, cần nghiên cứu sử dụng 01 trong 03 tiêu chí
xác định dự án đầu tư mở rộng quy định tại pháp luật
thuế TNDN hiện hành (ví dụ: tăng giá trị nguyên giá
tài sản cố định; tăng tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định
hoặc tăng công suất) để có sự thống nhất chung.
Ba là,
các DN CNHT cũng cần chủ động trao đổi,
cập nhật thôn tin, chính sách ưu đãi hỗ trợ của Nhà
nước cũng như phản ánh kịp thời những vướng
mắc phát sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau
(các Hội nghị, Diễn đàn đối thoại DN, công văn, báo
cáo của các DN, Hiệp hội DN).
Việc tháo gỡ kịp thời giải quyết các tồn tại nêu trên
sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành CNHT
phát triển tương xứng với tiềm năng của đất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công Thương, 2016: Kỷ yếu Hội thảo giải pháp phát triển ngành CNHT
Việt Nam;
2. Chính phủ, 2015: Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT;
3. Chính phủ, 2015: Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
4. Chính phủ, 2010: Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...110
Powered by FlippingBook