k1 t5 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
83
- Trách nhiệm của DN kinh doanh dịch vụ kế toán tại
Việt Nam có tham gia liên danh để cung cấp dịch vụ kế
toán qua biên giới
Theo Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, DN kinh
doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên
danh với DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài
để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới có trách
nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ cung cấp dịch vụ kế
toán đã thực hiện liên danh để cung cấp cho cơ quan
chức năng khi được yêu cầu; Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về kết quả cung cấp dịch vụ kế toán và có
trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng về
kết quả cung cấp dịch vụ kế toán, hồ sơ cung cấp
dịch vụ kế toán và các vấn đề khác phát sinh từ việc
liên danh với DN dịch vụ kế toán nước ngoài để
cung cấp dịch vụ kế toán.
DN báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng một lần
về tình hình thực hiện liên danh với DN dịch vụ kế
toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán
qua biên giới phát sinh trong kỳ theo mẫu báo cáo
do Bộ Tài chính quy định. Các DN này cũng phải
chịu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán hàng
năm theo quy định của Bộ Tài chính.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam
Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định rõ, hồ
sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam
bao gồm 4 thủ tục sau: Tài liệu chứng minh về việc
DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được
phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của
pháp luật của nước nơi DN dịch vụ kế toán nước
ngoài đặt trụ sở chính; Bản xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền nơi DN dịch vụ kế toán nước ngoài
đóng trụ sở chính về việc không vi phạm các quy
định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và
quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời
hạn 3 năm trước thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua
biên giới; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành
nghề dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính cấp cho các kế
toán viên hành nghề trong đó có người đại diện theo
pháp luật của DN; Tài liệu chứng minh về việc mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các kế toán
viên hành nghề tại Việt Nam.
Về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới, DN
kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kế toán qua biên giới gửi đến Bộ Tài chính 01 bộ hồ
sơ gồm 4 tài liệu vừa nêu. Trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ kế toán qua biên giới cho DN kinh doanh dịch
vụ kế toán nước ngoài. Trường hợp từ chối, Bộ Tài
chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo
quy định của Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, Bộ Tài
chính quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới, mẫu báo
cáo về việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
tại Việt Nam của DN kinh doanh dịch vụ kế toán
nước ngoài.
- Một số quy định liên quan khác
Nghị định số 174/2016/NĐ-CP cũng có một số
quy định liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ có
yếu tố nước ngoài, cụ thể:
Về ngoại tệ khi giao dịch: Trường hợp nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế
toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra
VND để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá
hối đoái với VND thì phải quy đổi thông qua một
loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với VND và ngoại
tệ cần quy đổi. Đơn vị kế toán có các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh chủ yếu bằng một loại ngoại tệ thì được
tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ trong
kế toán, chịu trách nhiệm về lựa chọn đó trước pháp
luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ trong kế toán
và chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ
sang VND được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Về chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán ghi
bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán
và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch
các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều
16 Luật Kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của
nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt.
Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính
kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. Các tài liệu
kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài
như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ
thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và
các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không
bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán;
2. Bộ Tài chính, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định một
số điều của Luật Kế toán;
3. Một số website: mof.gov.vn, vaa.net.vn, thuvienphapluat.vn…
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...110
Powered by FlippingBook