TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 77

76
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
sản hoặc tổng doanh thu)
Để minh họa các cách tính trên, bài viết xem xét ví
dụ cụ thể tại Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3.
BẢNG 1: THÔNG TIN TÀI CHÍNH TÓM TẮT CỦA CÔNG TY ABC
(Nghìn USD)
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Tổng tài sản
3.000
Tổng Doanh thu
9.000
Giá vốn hàng bán
5.000
Tổng nợ phải trả
2.000
Lãi gộp
4.000
Vốn chủ sở hữu
1.000
Các chi phí khác
3.200
Cộng
3.000 Lợi nhuận trước thuế
800
Thuế thu nhập DN
300
Lợi nhuận sau thuế
500
Nguồn:Tácgiả tổnghợp
BẢNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ DUY NHẤT CHO PHÉP KIỂM TOÁN
VIÊN CÓ THỂ LỰA CHỌN MỘT TRONG BỐN MỨC TRỌNG YẾU
Tỷ lệ duy nhất
Công thức
Mức trọng yếu
5% lợi nhuận trước thuế
5% x 800
40
0,5% tổng tài sản
0,5% x 3.000
15
1% vốn chủ sở hữu
1% x 1.000
10
0,5% tổng doanh thu
0,5% x 9.000
45
Nguồn:Tácgiả tổnghợp
BẢNG 3: QUY TẮC TỶ LỆ THEO QUY MÔ TÍNH MỨC TRỌNG YẾU
Tỷ lệ theo quy mô
Công thức
Mức trọng yếu
0,5% đến
0,5% x 4,000
20 đến
1% lợi nhuận gộp
1% x 4,000
40
Nguồn:Tácgiả tổnghợp
Để loại trừ ảnh hưởng của việc xét đoán chủ quan
của KTV, có thể áp dụng phương pháp trung bình để
xác định mức trọng yếu. Theo đó, mức trọng yếu theo
phương pháp trung bình được tính như sau:
BẢNG 4: MỨC TRỌNG YẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH
5% lợi nhuận trước thuế
5% x 800
+ 0,5% tổng tài sản
+ 0,5% x 3.000
+ 1% vốn chủ sở hữu
+ 1% x 1.000
+ 0,5% tổng doanh thu)/4
+ 0,5% x 9.000)/4
27,5
Nguồn:Tácgiả tổnghợp
Hoặc tính theo phương pháp công thức cố định:
Mức trọng yếu = 1,84 * (9.000) = 79,6
Như vậy, theo phương pháp áp dụng tỷ lệ duy
nhất hoặc tỷ lệ theo quy mô, mức trọng yếu dao
động từ 10.000 USD đến 45.000 USD tùy theo cách
tính toán của KTV.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, các KTV hoàn toàn
có thể đưa ra các xét đoán trọng yếu khác nhau dù
được đưa cùng một trường hợp giống nhau khi sử
dụng phương pháp tỷ lệ duy nhất hay tỷ lệ theo quy
mô. Vì đánh giá mức trọng yếu liên quan đến khối
lượng công việc kiểm toán cần thực hiện. Do tính xét
đoán của 2 phương pháp trên, nhiều công ty kiểm
toán lựa chọn phương pháp bình quân để loại trừ sự
thay đổi trong khi mức trọng yếu theo phương pháp
công thức cố định lại đưa ra mức trọng yếu gấp gần
3 lần. Nhìn chung, cách xác định mức trọng yếu được
coi như công cụ trợ hữu hiệu giúp KTV khi tiến hành
đánh giá thực tế mức trọng yếu. Tuy nhiên, dù xác
định bằng cách nào, thì mức trọng yếu xác định cần
phải tương ứng với quy mô hoạt động kinh doanh của
đơn vị được kiểm toán. Tính trọng yếu cần được xem
xét cả về mặt định tính. Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ
(1999) cảnh báo, nhân tố định tính cần được xem xét
cùng với nhân tố định lượng. Krogstad (1984) đã chỉ ra
5 nhân tố phi tài chính có thể ảnh hưởng đến xét đoán
nghề nghiệp của KTV, đó là xu thế ngành; ban quản lý
DN; tình trạng kiểm soát nội bộ; nhóm người sử dụng
BCTC và các chính sách kế toán.
Việc xác định sai phạm của thông tin có trọng yếu
hay không, xét cả về định lượng và định tính, điều này
tùy thuộc vào ý tưởng chủ quan của ban quản lý DN
và người lập BCTC. Nếu xuất hiện hành vi cơ hội trong
việc che dấu thông tin trọng yếu thì người sử dụng
BCTC cũng khó có thể phát hiện. Người sử dụng BCTC
có thể tin tưởng vào chất lượng kiểm toán do các công
ty kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, chất
lượng kiểm toán lại là thông tin không lượng hóa được
nên việc xét đoán xem đơn vị có trình bày đầy đủ các
thông tin trọng yếu trên BCTC hay không lại là điều
“huyền bí”đối với người sử dụng BCTC.
Sẽ không quá phức tạp để có thể hiểu được khái
niệm về trọng yếu nhưng việc áp dụng tính trọng yếu
trong trình bày các thông tin trên BCTC là khá phức
tạp. Nếu xác định không chính xác tính trọng yếu của
thông tin, sẽ làm giảm giá trị của BCTC hoặc sẽ làm
cho người sử dụng BCTC không đủ thông tin về tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền
của đơn vị. Bởi vì tính trọng yếu trong việc trình bày
các thông tin trên BCTC chủ yếu mang tính định tính
hơn là tính định lượng, cho nên lại càng rất khó xác
định. Một khi chính những người hành nghề kế toán
và kiểm toán còn mơ hồ về việc xác định mức trọng
yếu thì người sử dụng BCTC sẽ không có nhiều cơ hội
để đánh giá xem đơn vị có trình bày đầy đủ các thông
tin trọng yếu hay không? Do vậy, để có thể trả lời xem
các thông tin trọng yếu có được trình bày đầy đủ trên
BCTC hay không sẽ vẫn còn là câu hỏi lớn mà những
người sử dụng BCTC đang khám phá.
Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 320;
2. Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 200;
3.NguyễnViếtLợi,ĐậuNgọcChâu(2013), Giáotrìnhlýthuyếtkiểmtoán,NXBTàichính;
4. Nguyễn Viết Lợi, ĐậuNgọc Châu (2012), Giáo trình kiểmtoán BCTC, NXB Tài chính.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...109
Powered by FlippingBook