TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 82

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
81
liên quan đến hoạt động của DN đều phải tổ chức
lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được
lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Chứng từ kế toán là tài liệu gốc có tính bằng
chứng, tính pháp lý và là thông tin vô cùng quan
trọng trong công tác kế toán của DN. Chứng từ
kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau tên và
số hiệu của chứng từ kế toán; Ngày, tháng, năm
lập chứng từ kế toán; Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá
nhân nhận chứng từ kế toán; Nội dung nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số lượng, đơn giá
và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi
bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng
để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; Chữ
ký, họ và tên người lập, người duyệt và những
người có liên quan đến chứng từ kế toán. Ngoài
những nội dung chủ yếu trên, chứng từ kế toán
còn có thể có thêm những nội dung khác theo
từng loại chứng từ.
Hiện nay, hệ thống chứng từ kế toán hiện hành
do Bộ Tài chính quy định, DN có thể tự thiết kế
chứng từ kế toán nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu
tố để thu nhận và cung cấp thông tin kế toán.
Thứ ba,
tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Tài
khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế
toán riêng biệt. Một DN bình thường sử dụng rất
nhiều tài khoản kế toán khác nhau, tạo nên một hệ
thống tài khoản kế toán. Dựa vào hệ thống tài khoản
kế toán do Bộ Tài chính ban hành, DN căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động cũng
như đặc điệm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản
lý để nghiên cứu, lựa chọn các tài khoản kế toán phù
hợp để hình thành một hệ thống tài khoản kế toán
cho đơn vị mình.
Theo chế độ hiện hành, có hai hệ thống tài khoản
để DN có thể lựa chọn là hệ thống tài khoản ban
hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC
ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán DN và
hệ thống tài khoản ban hành kèm theo Thông tư
số 133/2016/TT - BTC ngày 26/08/2016 về chế độ kế
toán DN nhỏ và vừa.
Thứ tư,
tổ chức hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán
là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán, là
bộ phận trung gian để các chứng từ gốc ghi chép
rời rạc được tập hợp, phản ánh đầy đủ có hệ thống
để phục vụ công tác tính toán, tổng hợp thành các
chỉ tiêu kinh tế thể hiện toàn bộ quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN và phản ánh
lên các báo cáo kế toán. Sổ kế toán dùng để ghi
chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế
và theo trình tự thời gian có liên quan đến hoạt
động của DN. DN phải tuân thủ các quy định
chung về sổ kế toán được quy định tại Luật Kế
toán về mở sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán; Sửa
chữa sai sót; Khoá sổ kế toán; Lưu trữ, bảo quản
sổ kế toán; Xử lý vi phạm.
DN phải khoá sổ kế toán cuối kỳ kế toán trước
khi lập báo cáo tài chính (BCTC) và các trường hợp
khoá sổ kế toán khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp DN ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
thì phải thực hiện về sổ kế toán tại Luật Kế toán
và chế độ sổ sách kế toán hiện hành. Sau khi khoá
sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra
giấy và đóng thành quyền riêng cho từng thời kỳ
kế toán năm.
Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót
thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin,
số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba
phương pháp:
- Ghi cải chính bằng cách gạch một gạch vào chỗ
sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có
chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
- Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ
hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi
lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng
bên cạnh;
- Ghi bổ sung bằng cách chứng từ ghi bổ sung và
ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước
khi BCTC năm được nộp cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của
năm đó. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót
sau khi BCTC năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì phải sửa chữa số trên sổ kế toán của
năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối
của sổ kế toán có sai sót. Trường hợp sửa chữa sổ khi
ghi sổ kế toán bằng máy vi tính; Nếu phát hiện sai
sót trước khi BCTC năm được nộp cho cơ quan nhà
Tổ chức bộ máy kế toán phải tuân thủ những
nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh, hoạt động quản lý với quy
mô và địa bàn hoạt động của DN.
- Phải phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp
vụ chuyênmôn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán
bộ kế toán.
- Phải gọnnhẹ, hợp lý, đúngnăng lực vàhiệuquả.
- Tạo điều kiện cơ giới hóa công tác kế toán.
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 83,84,85,86,87,88,89,90,91,92,...109
Powered by FlippingBook