So ky 1 thang 6 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
75
- DN tham gia vào bất kỳ hoạt động liên quan
đến động vật hoang dã, bao gồm cả việc nhập khẩu/
xuất khẩu động vật hoang dã và các sản phẩm phái
sinh, phải một giấy phép từ cơ quan quản lý Động
vật hoang dã Hoa Kỳ.
- DN sản xuất năng lượng hạt nhân cũng như các
DN tham gia vào việc phân phối và xử lý vật liệu
hạt nhân phải xin giấy phép từ Ủy ban Điều tiết hạt
nhân Mỹ
Còn nhiều ngành nghề khác mà khi thực hiện
hoạt động kinh doanh DN phải xin phép cơ quan
quản lý chuyên ngành liên bang như: khai thác thủy
sản, phát thanh truyền hình, khai thác mỏ, kinh
doanh vận tải hàng hải, giao thông vận tải và hậu
cần… Đây là những ngành nghề mà sức ảnh hưởng
từ bản chất của hoạt động kinh doanh hay quy mô
của DN không chỉ bó hẹp trong phạm vi một bang
mà cần phải có sự kiểm soát của liên bang để đảm
bảo an toàn và an ninh cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, mỗi một địa phương, tiểu bang lại
có quy định khác nhau về việc cấp giấy phép và cho
phép kinh doanh đối với DN, tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế xã hội và chính sách của các nhà cầm
quyền. Có những địa phương đòi hỏi DN phải có
giấy phép chung, có những nơi quy định giấy phép
theo ngành nghề kinh doanh, có những nơi quy định
giấy phép theo loại hình DN. Ví dụ: Ở Columbia:
Hầu hết các cá nhân và các công ty kinh doanh tại
Quận Columbia phải có GPKD cơ bản của DCRA -
Cơ quan quản lý chung của quận, đảm bảo phúc lợi
sức khỏe, an toàn và kinh tế của người dân thông
qua chương trình cấp phép, kiểm tra, tuân thủ và
thực thi pháp luật. Ngoài ra, Sở Y tế (DHO) phát
hành giấy phép chuyên ngành nhất định, Bộ Giao
thông vận tải quận (DDOT) quy định không gian
công cộng và Văn phòng Phân vùng (DCOZ) kiểm
soát sử dụng đất.
Bên cạnh GPKD cấp cho DN, Mỹ cũng tồn tại cơ
chế cấp phép cho cá nhân thực hiện hoạt động kinh
doanh liên quan đến năng lực, chuyên môn của cá
nhân này nhằm bảo đảm lợi ích công cộng. Rất nhiều
ngành nghề ở Mỹ chịu sự kiểm soát của các cơ quan
quản lý. Sự kiểm soát này thể hiện ở 3 hình thức:
- Cấp phép: Đây là cơ chế bắt buộc đối với một số
ngành nghề, chỉ khi có được giấy phép hành nghề
này thì cá nhân mới được phép hoạt động trên thực
tế (nếu không có mà vẫn thực hiện hoạt động nghề
nghiệp đồng nghĩa với việc đã vi phạm pháp luật).
Để có được giấy phép hành nghề này, cá nhân đó
phải đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn của các cơ
quan có thẩm quyền, ví dụ như: bác sỹ, luật sư, y tá.
- Cấp giấy chứng nhận: Việc cấp giấy chứng
nhận được đặt ra khi hoạt động đó không có trong
giới hạn của ngành nghề được cấp giấy phép, chủ
thể thực hiện có thể tự nguyện xin xác nhận là có
chuyên môn liên quan đến lĩnh vực này từ các cơ
quan có thẩm quyền mà nhà nước chỉ định. Ví dụ
như: chứng nhận là nhà phân tích tài chính, chứng
nhận bác sỹ có chuyên khoa hô hấp…
- Đăng ký: Các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một
danh sách, cung cấp những điều kiện nhất định để
được có tên trong danh sách này, sau đó các chủ
thể có nhu cầu đăng ký tên và địa chỉ, trình độ với
các cơ quan quản lý. Chỉ cần có khiếu nại của người
tiêu dùng (khách hàng), hoặc việc thực hiện niêm
yết công khai thông tin chưa đúng thì chủ thể đó
có thể bị loại ra khỏi danh sách này. Điều đó đồng
nghĩa với việc tiếp tục thực hiện kinh doanh sẽ là
trái pháp luật.
Ngoài những điều kiện kinh doanh này, ở mỗi
bang, tùy từng thời kỳ khác nhau, DN sẽ phải đáp
ứng các điều kiện khác mà cơ quan quản lý đưa ra
chẳng hạn như: chứng minh vốn pháp định (bang
Delaware, bang NewYork), chứng minh khoản nợ
của DN (ở Columbia)…
Điều kiện kinh doanh ở Singapore
Pháp luật DN của Singapore chịu ảnh hưởng
nhiều của pháp luật Anh (trừ những nội dung mang
tính địa phương) và được đánh giá có nhiều điểm
tiến bộ đem lại hiệu quả hiệu chỉnh cao đối với hoạt
động kinh doanh của các DN trong và ngoài nước.
Chủ thể khi muốn thành lập DN thì nộp hồ sơ thông
báo đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh
doanh, đó là Cơ quan quản lý kế toán và DN của
Singapore (ACRA). Thủ tục này có thể được thực
hiện hoàn toàn qua hệ thống đăng ký trực tuyến của
ACRA. Cũng như nhiều nước trên thế giới, để thực
hiện việc đảm bảo lợi ích nền kinh tế và yêu cầu của
quá trình quản lý nhà nước, bên cạnh cơ chế đăng
ký thành lập, Singapore đặt ra quy định về điều
kiện kinh doanh trong một số những ngành nghề
nhất định ví dụ: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch
vụ khám chữa bệnh, Giao thông vận tải và lưu trữ,
xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh khách sạn,
nhà trọ, hoạt động trong ngành giải trí… Theo pháp
luật Singapore, để có thể đăng ký kinh doanh hoặc
thực hiện kinh doanh trong một số ngành nghề cụ
thể, DN phải được cấp giấy phép hoặc được sự cho
phép của cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, tại Singapore có 3 loại giấy phép
phổ biến, đó là:
- Giấy phép bắt buộc:
Đây là loại giấy phép cấp cho DN kinh doanh
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...106
Powered by FlippingBook