So ky 1 thang 6 - page 79

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
81
nhà đầu tư tiềm năng, nhà quy định luật, chủ nợ,
thị trường tài chính và công chúng) tin cậy vào sự
khách quan và trung thực của những báo cáo có thể
đưa ra quyết định phù hợp cho đầu tư.
Liên đoàn Kế toán quốc tế phân loại tính độc
lập thành 2 phần: Độc lập tư tưởng và độc lập hình
thức. Trong khi độc lập tư tưởng là trạng thái suy
nghĩ mà cho phép kiểm toán viên thực hiện kiểm
toán với sự khách quan, trung thực và hoài nghi
mang tính nghề nghiệp, độc lập hình thức đòi hỏi
tránh những tình huống mà có thể làm cho người
sử dụng có kiến thức về tất cả tình huống nghi ngờ
kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến khách quan. Tuy
nhiên, độc lập tư tưởng thì khó để nhận xét, vì vậy
nhà làm luật, nhà đầu tư và người sử dụng báo cáo
tài chính khác thì hầu hết là đánh giá độc lập hình
thức bằng cách xem xét có hay không những tình
huống mà có làm tổn hại đáng kể tính độc lập của
kiểm toán viên là tồn tại những biện pháp bảo vệ để
làm nhẹ bớt những nguy cơ.
Ở Việt Nam, tính độc lập được quy định trong
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm
toán ban hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC
ngày 8/5/2015 của Bộ Tài chính. Tính độc lập là
nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất đối với đạo
đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tính độc lập
đòi hỏi kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến phải độc
lập về mặt hình thức và độc lập về mặt tư tưởng.
Dịch vụ phi kiểm toán
Dịch vụ phi kiểm toán là những dịch vụ khác
với dịch vụ kiểm toán mà công ty kiểm toán độc lập
cung cấp cho cùng một khách hàng kiểm toán. Các
dịch vụ phi kiểm toán gồm có: Dịch vụ tư vấn quản
lý, dịch vụ thiết kế hệ thống, dịch vụ tư vấn thuế…
Các dịch vụ phi kiểm toán có khả năng làm giảm
tính độc lập kiểm toán viên.
Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện xuất hiện trong những năm
1970 với nghiên cứu đầu tiên vào những vấn đề
thông tin bất cân xứng giữa người chủ sở hữu và
người quản lý trong ngành Bảo hiểm (Spence và
Zeckhauser, 1971; Ross, 1973) và nhanh chóng trở
thành một lý thuyết vận dụng vào các lĩnh vực khác
về những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện
giữa người chủ sở hữu và người thay mặt người chủ
sở hữu để điều hành hoạt động của đơn vị - gọi là
người đại diện (Jensen và Meckling, 1976; Harris và
Raviv, 1978).
Người chủ sở hữu mong muốn người đại diện
hoàn thành mục tiêu của mình đặt ra và người đại
diện phải thực hiện công việc một cách hiệu quả và
trung thực. Người đại diện có nhiều thẩm quyền
trong việc điều hành hoạt động của đơn vị, trong
khi người chủ sở hữu khó giám sát hoạt động của
đơn vị. Lý thuyết cho rằng, tồn tại khả năng người
đại diện không thực hiện hết hoặc không đúng
những yêu cầu của người sở hữu vốn đề ra. Do đó
xảy ra xung đột lợi ích giữa người sở hữu vốn và
người đại diện.
Lý thuyết đại diện cho rằng, kiểm toán viên
được chọn trong mối quan hệ lợi ích giữa bên thứ
ba và nhà quản lý. Do đó, kiểm toán viên đóng vai
trò là chuyên gia có chuyên môn cao và độc lập để
xác nhận thông tin thể hiện trên báo cáo của đơn vị
được kiểm toán, từ đó giải quyết những xung đột
lợi ích giữa người chủ sở hữu, người đại diện và các
bên liên quan.
Lý thuyết tính h p pháp
Lý thuyết tính hợp pháp dựa trên tiền đề rằng
các tổ chức cần phải khẳng định tính hợp pháp
của họ trong môi trường bằng cách tuân theo các
chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội để duy trì liên
quan và tiếp tục tồn tại (Suchman, 1995). Khi thái
độ và kỳ vọng của xã hội thay đổi, các tổ chức
cần phải thích ứng với sự thay đổi các yêu cầu
để đảm bảo hoạt động này là hợp pháp và hợp
lý (Deegan, 2006). Tính hợp pháp của một đơn vị
là một nguồn lực hoạt động mà được thu được
một cách cạnh tranh từ môi trường và sử dụng để
đạt được mục tiêu đề ra (Pfeffer & Salancik, 2003;
Suchman, 1995).
Đối với những công ty kiểm toán độc lập, mặc
dù khung pháp lý cung cấp tính hợp pháp cho các
chức năng kiểm toán của chính nó, sự mất lòng tin
của công chúng dẫn đến từ những thất bại kiểm
toán đòi hỏi sự cần thiết phải thiết lập lại tính hợp
pháp của nghề nghiệp. Môi trường của các kiểm
toán viên bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau
như người sử dụng thông tin, nhà quản lý nhà nước
và cơ quan chuyên môn. Phù hợp với các lý thuyết
tính hợp pháp, tất cả các bên liên quan có những kỳ
vọng của một báo cáo kiểm toán độc lập về báo cáo
tài chính có trung thực và hợp lý để đưa ra quyết
định phù hợp. Như độc lập về mặt hình thức phụ
thuộc vào cách mà người sử dụng thông tin nhận
thức mối đe dọa hiện tại và biện pháp bảo vệ được
áp dụng để giảm thiểu những mối đe dọa đến mức
chấp nhận được, các bên liên quan sẽ định kỳ kiểm
tra liệu có hay không kiểm toán viên kiểm soát các
mối đe dọa đến mức chấp nhận được để xác định
tính hợp pháp của họ. Lý thuyết tính hợp pháp cung
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...106
Powered by FlippingBook