So ky 1 thang 6 - page 75

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
77
mặt, mà bằng tài sản thì chủ thể góp vốn phải thực
hiện chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty và giá
trị tài sản phải được thẩm định một cách hợp pháp.
Trong một số trường hợp DN phải có báo cáo thẩm
tra vốn từ cơ quan kiểm toán. Đây là tài liệu không
thể thiếu trong hồ sơ đăng ký DN. Vốn pháp định
ở Trung Quốc không nhất thiết phải góp đủ ở thời
điểm đăng ký DNmà có thời gian tối đa để thực hiện
việc góp vốn này.
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, DN trong
một số trường hợp nhất định phải xin phép hoạt
động với cơ quan chuyên ngành quản lý lĩnh vực mà
DN đó kinh doanh. Đầu tiên phải kể đến hệ thống
cấp phép, bao gồm:
- GPKD tạm thời: Đây là giấy phép do cơ quan có
thẩm quyền cấp trong thời gian DN chờ đợi góp đầy
đủ vốn pháp định. Vốn pháp định được góp đầy đủ
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, khi DN
đã đủ vốn pháp định, thời gian ở GPKD sẽ được
điều chỉnh theo thời gian hoạt động thực tế của DN.
- GPKD bắt buộc: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có
ở Trung Quốc gắn liền với một số ngành nghề nhất
định như: xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh
thuốc, khám chữa bệnh… Thông thường mục đích
của việc cấp GPKD là để chứng nhận DN được thành
lập hợp pháp, quy định thời gian được phép kinh
doanh, phạm vi kinh doanh của DN. Theo đánh giá
của nhiều nhà nghiên cứu, việc cấp GPKD ở Trung
Quốc rất phức tạp, cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu
và đối với các nhà đầu tư nước ngoài việc cấp phép
kinh doanh sẽ khó khăn hơn nhà đầu tư trong nước.
Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, DN ở
Trung Quốc còn phải thông qua nhiều sự chấp thuận
khác của cơ quan có thẩm quyền.
Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ở Việt Nam, quy định về điều kiện kinh doanh
cũng đã có nhiều thay đổi với sự ra đời của Luật DN
năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014. Toàn bộ yêu
cầu về điều kiện kinh doanh được đưa về khâu hậu
kiểm thay vì phải đáp ứng ngay từ khi thành lập
DN như trước đây. Số lượng các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện cũng đã giảm xuống đáng kể,
nhưng những nội dung về điều kiện kinh doanh vẫn
cần có nhiều sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu quản
lý và hoạt động kinh doanh thương mại. Việc tìm
hiểu pháp luật về điều kiện kinh doanh của các quốc
gia trên thế giới là rất cần thiết để có thể rút ra bài
học kinh nghiệm đáng quý trong quá trình xây dựng
pháp luật về nội dung này ở Việt Nam.
Thứ nhất,
cần phải học tập các quốc gia khác
trên thế giới thiết lập cổng thông tin điện tử cung
cấp toàn bộ các nội dung liên quan đến điều kiện
kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh. Mặc dù
Luật Đầu tư năm 2014 đã đưa ra danh sách các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng các
điều kiện kinh doanh đó là gì thì lại được quy
định rải rác trong rất nhiều các văn bản khiến các
chủ thể kinh doanh khó có thể tra cứu xem mình
phải đáp ứng những gì gây ra mất thời gian, mà
cũng gây khó khăn cho phía cơ quan quản lý. Với
tiến bộ về khoa học kỹ thuật, việc thiết lập quản
lý điều kiện kinh doanh qua mạng điện tử là một
việc rất cần thiết và thiết nghĩ sẽ mang lại hiệu
quả quản lý cao.
Thứ hai,
xem xét, học tập và xây dựng cơ chế
về điều kiện kinh doanh cho cá nhân ở Việt Nam.
Vì hiện nay, các cá nhân thực hiện hoạt động kinh
doanh ở Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu về chứng
chỉ hành nghề khi kinh doanh trong các ngành
nghề kinh doanh có điều kiện nhưng cơ chế đào
tạo và cấp chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam hiện
nay rất nặng về hình thức và không được quản lý
chặt chẽ. Cần thiết phải đặt ra cơ chế cấp phép chặt
chẽ hơn đối với cá nhân tham gia vào hoạt động
kinh doanh để họ có trách nhiệm hơn với nghề
nghiệp mà mình thực hiện.
Thứ ba,
phải xác định rõ căn cứ thiết lập các điều
kiện kinh doanh. Thực tế, các điều kiện kinh doanh
chỉ được đặt ra khi thực sự cần thiết để bảo vệ nền
kinh tế và an ninh xã hội. Ở các quốc gia đã trình bày
ở trên, đặc biệt là ở Mỹ, có rất nhiều các điều kiện
kinh doanh nhưng đều đưa ra được căn cứ thật cần
thiết để thiết lập điều kiện kinh doanh và quy định
cụ thể việc quản lý nó như thế nào. Ở Việt Nam, việc
đưa ra căn cứ thiết lập điều kiện kinh doanh còn
chưa thực hiện được. Theo Luật Đầu tư năm 2014,
Việt Nam có 243 ngành nghề kinh doanh có điều
kiện, việc xác định tại sao các ngành nghề này phải
đáp ứng điều kiện mà pháp luật đặt ra và những
điều kiện đó cụ thể là gì sẽ thực sự quan trọng. Nếu
không làm tốt việc này rất có thể sẽ tạo ra những
rào cản cho các chủ thể kinh doanh khi gia nhập thị
trường và làm giảm hiệu quả quản lý vốn có của
điều kiện kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. The U.S. Small Business Administration, Obtain Business Licenses & Permits,
-
business/starting-business/obtain-business-licenses;
2. Serving Singapore’s Business Community, starting your business, http://
;
3. Measuring Besiness Regulations, Doing business in China,
.
doingbusiness.org/law-library/china.
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...106
Powered by FlippingBook