So ky 1 thang 6 - page 70

72
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
GDP, năm 2014 là 242,1% GDP và năm 2015 là
238,1% GDP. Năm 2016 nợ công của Nhật Bản còn
cao hơn năm 2015 khi đạt mức 239,2%. Dù nợ công
cao nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn thực hiện điều
hành chính sách tài khóa mở rộng để khắc phục hậu
quả của thiên tai và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể:
Năm2012, nhằm tái thiết lại đất nước sau trận thảm
hoạ kép vào tháng 3/2011, Chính phủ Nhật Bản đã
chi khoảng 4% GDP trong giai đoạn 2011-2013, khoản
chi trên được tài trợ ban đầu thông qua việc bán trái
phiếu. Cũng ngay sau khi sự cố thảm họa kép động
đất - sóng thần xảy ra, Chính phủ Nhật Bản đã quyết
định đầu tư 3,5 tỷ Yên (36,5 triệu USD) để nâng cấp hệ
thống cảnh báo thảm họa quốc gia với hệ thống trung
tâm được đặt tại Tokyo. Hệ thống bao gồm các thiết bị
có tên gọi thiết bị dịch chuyển mạnh băng rộng được
lắp tại 80 địa điểm trên khắp quốc gia, có khả năng
đo được nhiều loại sóng địa chấn được tạo ra bởi một
trận động đất.
Năm 2014, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục điều hành
chính sách tài khóa theo hướng mở rộng. Theo đó,
tháng 12/2014, Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh
tế trị giá 3,5 nghìn tỷ yên (tương đương với khoảng 29
tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó,
1,8 nghìn tỷ yên chi cho các biện pháp hỗ trợ kích thích
tiêu dùng, trợ cấp nhiên liệu cho các gia đình có thu
nhập thấp và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp
nhỏ tại các khu vực phục hồi kinh tế, 1,7 nghìn tỷ còn
lại sẽ được dùng vào các hoạt động phóng chống thiên
tai; trong đó có các dự án khôi phục nhà ở thân thiện
với môi trường sinh thái.
Ecuador
Ecuador là đất nước có nền kinh tế phụ thuộc khá
nhiều vào tài nguyên của tự nhiên. Tuy nhiên, Ecuador
cũng lại chịu nhiều thiệt hại do tự nhiên gây ra. Theo
thống kê của Ngân hàng phát triển Mỹ La tinh (CAF),
núi lửa Cotopaxi phun trào vào tháng 11/2015 và các
hậu quả khác của hiện tượng El Nino đã làm tổn thất
trị giá 6 tỷ USD, 293 người chết, 30.000 người mất nhà
cửa. Năm 2016, Ecuador đã hứng chịu động đất (vào
ngày 16/4/2016) ước tính thiệt hại khoảng 3 tỷ USD.
Trước bối cảnh đó, chính phủ Ecuador đã có
nhiều biện pháp để xử lý hậu quả và ngăn ngừa, dự
báo những thiên tai mới. Trong đó, đáng kể đến là
tăng chi cho các hoạt động liên quan đến biến đổi
khí hậu thông qua Dự án phục hồi khẩn cấp và giảm
thiểu rủi ro giai đoạn từ 2015 đến năm 2020 với tổng
kinh phí lên tới 150 triệu USD. Dự án phục hồi khẩn
cấp và giảm thiểu rủi ro này gồm có 3 trụ cột chính:
(1) Phòng chống thiên tai và giảm thiểu rủi ro; (2)
Phục hồi sau thiên tai và tái thiết; (3) Thực hiện dự án
giám sát và đánh giá. Ngoài ra, chính phủ Ecuador
còn có những động thái điều chỉnh chính sách ngay
sau hiện tượng thiên tai xảy ra như thông báo sẽ
tăng thuế giá trị gia tăng từ 12% lên 14% vào ngày
22/4/2016 sau trận động đất xảy ra ngày 16/4/2016. Sự
điều chỉnh này là do chính phủ Ecuador muốn thực
hiện tái thiết đất nước do ảnh hưởng của thiên tai và
tăng nguồn thu cho ngân sách sau sự sụt giảm mạnh
của giá dầu trên thế giới. Biện pháp tăng thuế giá trị
gia tăng tạm thời đã được thực hiện từ tháng 6/2016
đến tháng 5/2017.
Thái Lan
Giống như Nhật Bản, chính phủ Thái Lan đã có
nhiều ưu tiên trong đầu tư cho khoa học công nghệ
với nỗ lực giảm nhẹ thiên tai. Tiêu biểu là sau sự cố
sóng thần xẩy ra ở Ấn Độ Dương tháng 12/2004, Thái
Lan là quốc gia đi đầu trong việc nâng cấp hoặc xây
dựng mới các trạm quan trắc và cảnh báo thảm họa,
ứng dụng công nghệ tiên tiến. Thái Lan đã xây dựng
trung tâm cảnh báo thảm họa quốc gia ở Nonthaburi
kết nối với trung tâm Hawai của Mỹ. Trung tâm này
được kết nối với 10 đài truyền hình, hơn 500 đài phát
thanh và 20 triệu thuê bao điện thoại di động. Trong
chiến lược dài hạn liên quan đến chống biến đổi khí
hậu, Thái Lan là thành viên tham gia các cam kết của
khu vực và trên thế giới về giảm thiểu và ngăn ngừa
thiên tai, đồng thời đã đề ra nhiều quyết sách. Trong
đó, phải kể đến việc Thái Lan tham gia khung hành
động Hyogo (HFA) giai đoạn 2005 đến năm 2015 với
mục tiêu chính là thực hiện giảm thiểu rủi ro thiên tai
trong các hoạt động của cuộc sống, kinh tế, xã hội và
môi trường. Thái Lan tham gia cam kết của ASEAN
về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER).
Thái Lan đã đề ra 11 chương trình về phát triển xã hội
và kinh tế quốc gia cho các giai đoạn và chương trình
thứ 11 là cho giai đoạn 2012 đến năm 2016; Kế hoạch
hành động chiến lược quốc gia về giảm thiểu rủi ro
Nhằm cân đối ngân sách quốc gia phục vụ các
hoạt động chi, Chính phủ đã thực hiện tăng
thuế tiêu dùng từ mức 5% lên mức 8% kể từ
1/4/2014. Theo kế hoạch, thuế tiêu dùng tiếp
tục được điều chỉnh tăng lên mức 10% kể từ
tháng 10/2015, tuy nhiên đã bị lùi lại vào
tháng 10/2019. Năm 2016, Chính phủ Nhật
Bản tiếp tục mở rộng tài khóa trong việc chi
chung, trong đó có bổ sung chi cho các hoạt
động tái thiết đất nước từ các trận động đất
cũ và chi mới cho trận động đất mới…
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...106
Powered by FlippingBook