So ky 1 thang 6 - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
79
một số bộ phận chưa có độ tin cây cao. Ví dụ
như, đối với các trung tâm dịch vụ chưa có các
chỉ tiêu định lượng cụ thể để đo lường, làm ảnh
hưởng đến kết quả đánh giá trách nhiệm của các
bộ phận này.
- Về hạch toán chi phí:
Chi phí phát sinh tại các
trường ĐHCL được phân loại theo mục lục ngân
sách nhà nước, chưa tổ chức tập hợp theo phạm vi
phát sinh chi phí, khiến cho việc kiểm soát chi phí
bị hạn chế. Việc xác định chi phí đào tạo cho năm
học chỉ được thực hiện khi lập dự toán, chi phí này
chỉ mang tính chất ước đoán. Điều này cho thấy việc
tổ chức và vận hành công tác KTQT tại các trường
ĐHCL chưa được chú trọng, chưa mang tính hệ
thống, gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc
lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, kiểm soát hoạt
động và ra quyết định.
Tóm lại, những hạn chế trên đang gây cản trở
trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị nội
bộ đơn vị cũng như điều hành của các nhà quản
lý, nhất là trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ.
Do vậy, việc tổ chức và vận dụng các nội dung của
KTQT khoa học và có hệ thống đối với các trường
ĐHCL là rất cần thiết trong bối cảnh thực hiện cơ
chế tự chủ.
Một số nội dung kế toán quản trị cần vận dụng
tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính
Những nội dung KTQT cần được vận dụng trong
các trường ĐHCL được tự chủ tài chính, gồm:
- Dự toán ngân sách:
Trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và
trường học nói riêng, công tác lập dự toán ngoài
việc để thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan
quản lý, còn có vai trò quan trọng trong hoạch
định và kiểm soát bởi thông qua dự toán, nhà
trường có thể: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
cho các phòng ban, các khoa, bộ môn… kể cả từng
cá nhân trong nhà trường để làm cơ sở đánh giá
trách nhiệm; Thúc đẩy hoạt động của các phòng
ban, các khoa, bộ môn… hướng đến việc thực hiện
mục tiêu chung của nhà trường;
- Đánh giá trách nhiệm quản lý:
Thông qua việc đánh giá này, nhà lãnh đạo nắm
rõ năng lực của cán bộ, viên chức và sử dụng làm
căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt đúng với
năng lực, sở trường của họ; đồng thời, có chế độ khen
thưởng kịp thời nhằm khuyến khích và động viên họ
tiếp tục cống hiến và ngày càng hoàn thiện bản thân,
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, việc đánh
giá này được triển khai hàng năm và căn cứ vào đặc
điểm hoạt động của mình, các trường tự xây dựng
nội dung đánh giá, mức độ đánh giá, quy trình đánh
giá cũng như các chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp.
- Tổ chức kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí:
Hoạt động của các trường đại học nói chung
và các trường ĐHCL được tự chủ tài chính nói
riêng là không vì mục đích lợi nhuận, mục tiêu
là có thể cung cấp cho xã hội những “sản phẩm
tri thức” chất lượng. Để đạt được mục tiêu cũng
như duy trì hoạt động hiệu quả là điều dễ dàng,
chính vì vậy, để có thể kiểm soát và tiết kiệm
được chi phí các trường ĐHCL khi tiến hành tự
chủ tài chính cần thiết phải tổ chức hệ thống kế
toán chi phí với các nội dung cụ thể như: Phân
loại chi phí đào tạo, xác định đối tượng tập hợp
chi phí đào tạo, phương pháp tính chi phí đào
tạo, kỳ tính chi phí đào tạo. Trên cơ sở xác định
được chi phí thực tế phát sinh, so sánh số liệu
này với dự toán ban đầu đã lập để chỉ ra được
sự biến động của chi phí, từ đó phân tích và tìm
ra nguyên nhân của biến động, đề xuất các giải
pháp mang lại hiệu quả tối ưu.
- Vận dụng kỹ thuật phân tích CVP để ra quyết định
ngắn hạn:
Vận dụng mô hình phân tích mối quan hệ CVP
để phân tích mối quan hệ giữa chi phí – số lượng
sinh viên và thu nhập, mà chủ yếu là xác định số
lượng sinh viên đào tạo tối thiểu để thu có thể
bù đắp được chi. Ngoài ra, còn giúp cho các nhà
lãnh đạo có thể cân đối ngân sách của mình và
xác định được chỉ tiêu tuyển sinh cho các năm
học tiếp theo.
Nhìn chung, tự chủ là xu thế tất yếu buộc các
trường ĐHCL dần phải thích nghi và để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý khi hoạt động trong môi
trường mới, thì việc vận dụng KTQT là việc làm hết
sức cần thiết đối với mỗi trường ĐHCL.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 về quy định
cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
2. Trần Đức Chung, 2016. KTQT đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong nền kinh
tế hội nhập. Tạp chí Tài chính, kỳ II số tháng 7/2016;
2. Trần Thanh Thúy Ngọc, 2010. Tổ chức công tác KTQT tại trường cao đ ng
kinh tế. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tự chủ là xu thế tất yếu buộc các trường đại
học công lập dần phải thích nghi, để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý khi hoạt động trong
môi trườngmới, việc vận dụng kế toán quản trị
là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi trường
đại học công lập.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...106
Powered by FlippingBook