TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
53
sẽ được kết nối với DN lắp ráp, DN vận chuyển,
cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể
thống nhất. Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất
được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối
ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng
sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp
thị và thu mua. Chi phí giao thông vận tải và thông
tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi
cung ứng toàn cầu sẽ trở nên đơn giản, hiệu quả
hơn, khiến các chi phí thương mại sẽ giảm xuống,
từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cuộc
cách mạng này cũng giúp làm tăng năng lực cạnh
tranh của DN thông qua tăng năng suất, sản lượng,
chất lượng và giảm chi phí; Khuyến khích đầu tư
cho khoa học công nghệ và sản phẩm mới; Thúc
đẩy thương mại điện tử và hình thành các mô hình
kinh doanh mới, cải thiện hiệu quả và tạo ra các
loại hình doanh thu mới…
Tuy nhiên, những hình dung về viễn cảnh thực
sự của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 này để
chuẩn bị và nhập cuộc không chỉ đặt ra những bài
toán khó cho cơ quan quản lý nhà nước, mà cũng
còn cả đối với cộng đồng DN, trong đó, có thể thấy
rõ một số thách thức đối với khu vực DN tư nhân
như sau:
- Hầu hết các DN chưa chuẩn bị sẵn sàng cho Cách
mạng công nghiệp 4.0:
Hiện tại, nhiều DN Việt Nam
còn rất bị động với các xu thế mới, ho không hiểu
bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0, không thấy
được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành,
lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp
cận công nghệ, hệ thống hạ tầng... Một cuộc khảo
sát về quan điểm đối với cách mạng công nghiệp
4.0 được Hiệp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV) Hà
Nội thực hiện mới đây với 2.000 hội viên chính thức
thuộc Hiệp hội cho thấy, có 55% DN đánh giá cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động rất lớn
đến nền kinh tế Việt Nam; 23% đánh giá tác động
bình thường; 11% đánh giá không tác động lắm
và 10% đánh giá không tác động; 6% không biết.
Tuy nhiên, về chiến lược, có đến 79% DN trong số
này trả lời rằng họ chưa làm gì để đón sóng cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0; 55% DN cũng cho biết
đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% DN đã xây dựng kế
hoạch, và chỉ có 12% DN đang triển khai. Đối với
các DN không quan tâm đến cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0, 67% DN không thấy liên quan và ảnh
hưởng nhiều đến DN; 56% cho rằng lĩnh vực hoạt
động của DN không bị tác động nhiều; 76% DN cho
rằng chưa hiểu rõ bản chất cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0, trong khi đó, có đến 54% chưa có nhu
cầu quan tâm.
- Bài toán hiệu quả từ lựa chọn đầu tư công nghệ:
Đầu tư và ứng dụng công nghệ sẽ là yếu tố tiên
quyết quyết định thành công trong cuộc Cách mạng
4.0. Tuy nhiên, trong làn sóng robot hóa, ngoài việc
cẩn trọng trong chọn lựa đầu tư, DN còn phải hiểu
và nhận thức thế mạnh riêng để có quyết định đúng
đắn nhất, chứ không phải chạy theo xu hướng. Các
chuyên gia cho rằng, dù robot cần thiết cho DN sản
xuất máy móc tinh vi, hay những dây chuyền cần
tính chính xác, ổn định tuyệt đối, song cần có thêm
thời gian thử nghiệm để tìm thấy ứng dụng tốt nhất
trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
- Tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động
trên thế giới và nguy cơ thất nghiệp:
Nền kinh tế với
trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi
người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay
đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất
nghiệp. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của
Robot, dự báo số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ
còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, Cách mạng công
nghiệp 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trường
lao động trong bối cảnh lực lượng lao động lớn; lợi
thế về nhân công giá rẻ sẽ mất dần; nguy cơ tụt hậu
xa hơn… Đây là thách thức không nhỏ trong bối
cảnh lao động Việt Nam đang trong tình trạng trình
độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp,
năng suất lao động thấp, tay nghề và các kỹ năng
mềm khác còn yếu...
Để vượt qua những khó khăn
Theo Nguyễn Thị Hải Bình (2017), cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế cho những
nước đi sau như Việt Nam, hình thành và phát triển
nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng cách và
đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế
giới thông qua việc tiếp thu, làm chủ và ứng dụng
nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến
bộ, thành tựu công nghệ (kể cả phương thức sản
xuất, quản lý). Như vậy, Việt Nam có cơ hội lớn để
tiếp cận và bước vào cuộc cách mạng sản xuất mới
đang diễn ra trên thế giới.
Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư
Hiện tại, nhiều DN Việt Nam còn rất bị động
với các xu thế mới, ho không hiểu bản chất của
cách mạng công nghiệp 4.0, không thấy được
liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành,
lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để
tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng...
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...90
Powered by FlippingBook