TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 44

48
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quy định chính sách về việc cần thiết có thêm các
công cụ khác ngoài “room” để gia tăng sự hiện
diện dòng vốn của NĐTNN đối với các DN trong
nước. Trường hợp khi DN thuộc ngành nghề hạn
chế sự tham gia của NĐTNN, hay như DN muốn
hạn chế sự tham gia điều hành của NĐT ngoại mà
vẫn muốn có thêm dòng vốn từ NĐTNN thì trong
trường hợp này cần có các công cụ khác để huy
động vốn mà không làm gia tăng sở hữu có quyền
biểu quyết của NĐTNN đối với DN. Ngoài ra, sự
phát triển về công nghệ thông tin cũng đặt ra yêu
cầu về xây dựng một cổng thông tin chung về tỷ lệ
sở hữu của NĐTNN…
Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài
vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Để thu hút sự tham gia của NĐTNN vào TTCK
Việt Nam, thời gian tới, cần triển khai thực hiện
đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
các cơ quan quản lý cần có cơ chế
giám sát chặt chẽ dòng vốn ĐTNN và nâng cao
năng lực quản trị rủi ro đối với TTCK. Theo đó,
ngoài việc xây dựng các hệ thống phòng ngừa rủi
ro và cảnh báo sớm, UBCKNN cần đầu tư công
nghệ hiện đại và tăng cường năng lực cho đội ngũ
cán bộ nhằm kịp thời ứng phó với các tình huống
bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến dòng vốn
ĐTNN trên TTCK.
Thứ hai,
xây dựng hệ thống thống kê và cung
cấp thông tin đầy đủ, chính xác về lượng chứng
khoán các NĐTNN đang nắm giữ, tỷ lệ nắm giữ
trong tổng số chứng khoán phát hành, từ đó phân
tích, dự báo xu hướng biến động và những ảnh
hưởng có thể tạo ra từ động thái mua, bán chứng
khoán của NĐTNN. Tăng cường phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng
khoán trong việc quản lý dòng vốn đầu tư nước
ngoài nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và
lành mạnh hệ thống tài chính. Nâng cao sức cạnh
tranh của các định chế tài chính trong nước, đặc
biệt là các ngân hàng, đảm bảo khả năng chống
chọi với những rủi ro, bất ổn do vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài gây ra.
Thứ ba,
các DN cần minh bạch, công khai kết
quả kinh doanh của mình và thực hiện kiểm toán
theo chuẩn mực quốc tế (IFRS). Vấn đề cổ phần
hóa DN và niêm yết trên TTCK cũng cần được đẩy
mạnh và thực hiện một cách quyết liệt, đặc biệt là
đối với các DNNN, đi đôi với việc hình thành các
thị trường vốn, các kênh huy động vốn.
Thứ tư,
chú trọng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực
có trình độ để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh.
Bản thân DN cũng cần kiểm soát chặt chẽ nguồn
vốn gián tiếp và cùng với Nhà nước, hệ thống giám
sát tài chính - ngân hàng để quản lý nguồn vốn gián
tiếp có hiệu quả. Việc chủ động xây dựng chiến lược
kinh doanh, kế hoạch kinh doanh cụ thể, hiệu quả
để thu hút nhà đầu tư, đồng thời đưa ra chính sách
cổ tức hợp lý nhằm khuyến khích các NĐTNN.
Thứ năm,
các cơ quan hữu quan có thể xem xét
giải pháp trong việc đa dạng hóa sản phẩm tài chính.
Ngoài quy định về “room ngoại”, cần có những quy
định về gia tăng thêm sự tham gia của khối ngoại
thông qua các sản phẩm mang tính chất kỹ thuật
mà không ảnh hưởng đến quy định pháp lý hiện
hành. Hiện nay, có hai sản phẩm tài chính có thể
tham khảo đó là phát hành chứng chỉ lưu ký không
có quyền biểu quyết (áp dụng trên TTCK Thái Lan)
và phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết
(áp dụng trên TTCK Malaysia). Bên cạnh đó, cân
nhắc khả năng cho phép DN trong nước niêm yết
chéo trên TTCK nước ngoài. Đây là một giải pháp
kỹ thuật cũng có thể thu hút thêm dòng vốn đầu tư
nước ngoài là những giải pháp thúc đẩy hoạt động
niêm yết chéo sang các thị trường nước ngoài để
gián tiếp thu hút đầu tư.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều Luật Chứng khoán và sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Chứng khoán;
2. Nghị định 60/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Chứng khoán;
3. Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động ĐTNN
trên TTCK Việt Nam;
4. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NSFC), Báo cáo tình hình kinh tế quý I
và dự báo cả năm 2017;
6. Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), 2015, Nhìn lại tiến trình
mở rộng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong DN Việt Nam.
BẢNG 1: SỐ LƯỢNG TÀI KHOẢN NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRÊN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2012 – THÁNG 3/2017
(Đơn vị: Tài khoản)
Năm
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Cá nhân
Tổ chức
Tổng cộng
2012
13.642
1.344
14.986
2013
14.039
1.736
15.775
2014
14.394
1.977
16.371
2015
15.525
2.264
17.789
2016
16.850
2.503
19.353
31/03/2017
17.433
2.627
20.060
Nguồn: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...90
Powered by FlippingBook