TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 40

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nợ công, thiếu các biện pháp cần thiết và có hiệu
quả để quản lý nợ công. Hơn nữa, quy định quản
lý nợ công còn bất cập ở chỗ chưa tập trung vào
một đầu mối quản lý, không gắn liền trách nhiệm
đi vay, sử dụng và trả nợ chặt chẽ với nhau. Cụ
thể, đi vay được phân công cho 3 cơ quan: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về các khoản vay
ODA, vay ưu đãi; Ngân hàng Nhà nước vay các tổ
chức tài chính quốc tế; Bộ Tài chính thì các hình
thức vay khác. Tuy nhiên, khâu trả nợ lại chưa quy
định dứt khoát cơ quan nào là đầu mối đứng ra
chịu trách nhiệm đến cùng việc trả nợ vay. Đây là
bất cập lớn, dẫn đến nợ công hiện nay đã tiến gần
mức trần 65% GDP.
Bên cạnh đó, chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh
nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm các cơ quan
có liên quan trong quản lý nợ công, dẫn đến việc
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tình hình thực hiện,
chất lượng, hiệu quả các dự án sử dụng nợ công
thời gian qua chưa được thường xuyên, thiếu chặt
chẽ. Mặt khác, một số bộ, ngành, các địa phương
chưa thấy hết trách nhiệm vay và trả nợ, nhận thức
về nợ công còn lệch lạc, thậm chí coi nợ vay ODA
như vốn cho không, hệ quả là phát sinh nhiều tiêu
cực, tham nhũng, nợ công sử dụng kém hiệu quả.
Năng lực quản lý nợ công nước ta còn hạn chế, đội
ngũ chuyên môn còn yếu, nhất là trong quản trị rủi
ro tín dụng, thanh toán... tinh thần đạo đức trách
nhiệm chưa cao.
Kết luận và một số kiến nghị
Để đảm bảo chỉ số nợ công, nợ Chính phủ trong
giới hạn cho phép, không vượt quá 65% GDP, nợ
Chính phủ không vượt quá 50% GDP, nghĩa vụ trả
nợ trực tiếp của Chính phủ không vượt quá 25%
tổng thu NSNN hàng năm, từng bước giảm dần quy
mô nợ công khoảng 60% GDP vào năm 2030 (theo
Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV), cần tập trung
vào các giải pháp chủ yếu sau:
Một là,
đổi mới nợ công trước tiên phải gắn liền
với tái cơ cấu NSNN theo hướng lành mạnh hóa
vàổn định. Đây là giải pháp mang tính quyết định
để NSNN nước ta thực sự lành mạnh hóa, mục tiêu
xuyên suốt là phải kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN
theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII về kế hoạch phát
triển KT-XH 5 năm 2016-2020, đó là: giảm dần bội
chi NSNN đến năm 2020 về dưới 4% GDP. Để đạt
được yêu cầu trên, cần thực hiện trên cả 2 mặt:
- Cơ cấu lại thu NSNN theo hướng thu NSNN
ổn định, bền vững. Theo đó, chính sách thuế cần
mở rộng đến mọi nguồn thu, phù hợp với khả năng
đóng góp của người nộp thuế, chú trọng thu nội địa,
tăng tỷ trọng thuế trực thu trên cơ sở phát triển sản
xuất kinh doanh. Tăng cường chống thất thu, nợ
đọng thuế, xử lý cương quyết tình trạng trốn thuế
qua hình thức “chuyển giá” tại các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Kiên trì cải cách thủ tục
hành chính thuế gắn với đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về thuế nhằm góp phần chống tiêu cực, nâng
cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế, qua đó,
huy động thuế đầy đủ và kịp thời hơn vào NSNN.
- Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng: Giảm và tiết
kiệm chi thường xuyên, bằng cách cương quyết tinh
giảm biên chế trong bộ máy nhà nước, mạnh dạn
chuyển đổi từ chế độ biên chế sang hợp đồng đối
với các đơn vị sự nghiệp công, đầy mạnh dịch vụ sự
nghiệp công, qua đó, thu hẹp phạm vi và giảm bớt
gánh nặng chi thường xuyên cho NSNN… Bên cạnh
đó, chính quyền các cấp phải tuân thủ nghiêm kỷ luật
tài khóa theo Luật NSNN năm 2015 đã quy định: nếu
thu không đạt dự toán thì phải giảm chi tương ứng.
Hai là,
tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
ổn định và vững chắc, vì đây chính là nguồn gốc,
cơ sở tạo ra nguồn thu NSNN vững bền để trả nợ
công. Theo đó, cần ban hành các cơ chế, chính sách
tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông thoáng,
khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là kinh
tế tư nhân mạnh dạn đầu tư phát triển. Đảm bảo
quy mô đầu tư xã hội đạt 32 - 34% GDP ở giai đoạn
2016-2020; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng
suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, trong đó, vấn đề
then chốt là phải chuyển nền kinh tế từ làm hàng
gia công, khai thác nguyên liệu thô là chủ yếu sang
tập trung chế biến sâu gắn với công nghệ hiện đại
và công nghiệp 4.0 nhằm làm gia tăng giá trị sản
phẩm; Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu với cơ cấu mặt
hàng, dịch vụ đa dạng trên cơ sở phát huy lợi thế
so sánh của Việt Nam (đây là nguồn duy nhất tạo
ra lượng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài của Chính
phủ). Phối hợp đồng bộ và hiệu quả chính sách tiền
tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để
bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn
của nền kinh tế, qua đó, tạo cơ sở tăng trưởng kinh
tế ở mức cao và ổn định.
Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của nước
ta giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030
đã quy định, tỷ lệ bội chi NSNN/GDP cần duy trì
ở mức 5%. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một
thời gian dài, điển hình là giai đoạn 2012 –
2016, tỷ lệ bội chi NSNN/GDP nước ta đều vượt
quá 5%, bình quân thời kỳ này là 6%.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...90
Powered by FlippingBook